x
Tìm kiếm [x]

Điều trị suy thận – công việc không hề đơn giản!

Để điều trị suy thận hiệu quả và đem lại tiên lượng tốt người bệnh cần phải được chẩn đoán kịp thời ở giai đoạn còn sớm. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính nặng thì lúc này người bệnh chỉ có thể điều trị để giảm triệu chứng kéo dài sự sống.

Nguyên tắc điều trị suy thận

  • Nhanh chóng loại bỏ ngay mọi nguyên nhân có thể gây suy thận (như trước thận, sau thận, các loại thuốc) bằng cách: ngừng sử dụng các thuốc gây độc cho thận hoặc gây dị ứng, các yếu tố nguy có khiến bệnh nặng hơn…
  • Cố gắng phục hồi số lượng nước tiểu cho người bệnh
  • Điều trị bảo tồn: cân bằng điện giải, nguồn nitơ (protid, acid amin), nguồn nước,  vào và ra, điều chỉnh thuốc điều trị, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi chặt chẽ người bệnh, ngăn ngừa và phát hiện, xử lý kịp thời các biến chứng do bệnh gây ra.
  • Điều trị bệnh suy thận phù hợp với từng giai đoạn của bệnh, chọn đúng thời điểm và đúng cách điều trị bênh suy thận, thay thế thận suy hoặc kịp thời chuyển người bệnh đến nơi có đủ điều kiện chẩn đoán và chưa trị hơn.
Điều trị suy thận những điều cần phải biết

Điều trị suy thận những điều cần phải biết

Điều trị suy thận cụ thể

1. Trị suy thận cấp trước thận

 Khi có các dấu hiệu mất nước mất máu cần phải bù thể tích tuần hoàn (truyền tĩnh mạch dung dịch keo, plasma, NaCl 0,9%; albumin, máu)

 Nếu người bệnh không thiếu dịch và có nguy cơ tụt huyết áp thì có thể dùng thuốc vận mạch và chuyển người bệnh đến cơ sở có đủ trang bị theo dõi và chữa trị các tình trạng sốc.

2. Điều trị suy thận cấp sau thận

Cần loại bỏ tắc nghẽn (phối hợp với điều trị triệu chứng): nếu người bệnh có cầu bàng quang cần đặt ống thông tiểu và tìm ra nguyên nhân gây tắc đường tiết niệu thấp (ở cổ bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt). Trường hợp tắc đường tiết niệu cao (tại bể thận, niệu quản) thì cần xem xét chỉ định phẫu thuật (lấy sỏi, khối u) hoặc tán sỏi khi có chỉ định. Người bệnh cũng có thể phải đặt dẫn lưu bể thận bàng quang tạm thời.

3. Điều trị suy thận cấp thực tổn (tại thận)

Đối với suy thận cấp thực tổn cần chữa trị nguyên nhân gây tổn thương thận phối hợp với điều trị triệu chứng và hỗ trợ, theo dõi tiến triển của chứng suy thận cấp.

  • Người bệnh cần lưu ý đến lượng nước mất đi do bị nôn, ỉa chảy. Phải tính lượng nước sinh ra do quá trình chuyển hóa (vào khoảng 300 ml mỗi ngày). Lượng nước mất qua hơi thở, mồ hôi, khoảng 600 ml/ 24giờ.
  • Lợi tiểu: nhóm furosemid, lợi tiểu quai giúp đào thải điện giải và nước, đặc biệt là kali, được chỉ định khi không có nguyên nhân tắc nghẽn sau thận. Liều dùng: có thể cho 200-500mg/24 giờ hoặc hơn dựa vào mức độ đáp ứng bài niệu. Liều dùng khởi đầu thường là 40-80 mg, sau đó người bệnh có thể được chỉ định liều cao 1000mg/24.

4. Điều trị suy thận khi có biểu hiện tăng kali máu

Ở giai đoạn suy thận cấp thực thể, người bệnh phải đảm bảo cân bằng được nước điện giải, đặc biệt là hiện tượng tăng kali máu. Lựa chọn một hay nhiều phương pháp điều trị hạ kali máu dựa vào mức độ nặng, nhẹ của hiện tượng tăng kali máu.

 – Hạn chế đưa kali vào cơ thể bằng việc tránh bổ sung rau quả nhiều kali, các loại thuốc, dịch truyền có kali…

 – Loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn bằng các biện pháp có thể điều trị tăng kali máu trong tình huống cấp cứu gồm:

  • Glucose ưu trương (20%, 30%, 50%) 250-500ml kết hợp Insulin 10 – 20ui truyền tĩnh mạch: thuốc bắt đầu tác dụng sau 15 – 30 phút, giúp giảm kali máu 0,5 – 1,5mmol/lít.
  • Calci (clorua hoặc gluconat) cần dùng ngay khi có những dấu hiệu rối loạn tim mạch nặng (QRS giãn rộng, mạch chậm,…) 0,5-2g tiêm tĩnh mạch chậm trong 5-10 phút, công dụng nhanh nhưng ngắn. Có thể tiêm nhắc lại cho người bệnh 30 phút/ lần phụ thuộc vào nồng độ kali trong máu.
  • Resin trao đổi ion uống: Resin calcio, polystyrene sulfonate (Kayexalate), cứ 15g uống phối hợp cùng với sorbitol thì có thể giảm được 0,5mmol/l. Thuốc sẽ tác dụng sau khoảng 1 giờ.

 – Truyền natribicarbonat điều trị suy thận mãn tính: khi lượng nước tiểu đã nhất định (khoảng 300- 500ml/24giờ) thì quá trình truyền dịch sẽ dễ dàng hơn: Người bệnh có thể truyền natri bicarbonat 1,4% hay 4,2% hoặc tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat 8,4% nếu như muốn hạn chế lượng nước đưa vào. Việc bù natri bicarbonat giúp cải thiện tình trạng toan máu, qua đó các ion K không đi từ trong tế bào ra ngoài tế bào được, Dùng liều 1mEq/kg, truyền tĩnh mạch chậm.

 – Tiếp tục dùng lợi tiểu trong trường hợp người bệnh còn đái được, không có các triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu và không giảm thể tích tuần hoàn.

  Lọc máu: chạy thận nhân tạo hoặc là  lọc màng bụng khi tăng kali máu dai dẳng không hoặc kém đáp ứng với các biện pháp nêu trên.

5. Điều trị suy thận khi tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường do bệnh lý cầu thận hoặc thừa thể tích tuần hoàn: Người bệnh  cần kết hợp lọc máu, lợi tiểu với những  nhóm thuốc hạ áp. Khi dùng những nhóm thuốc hạ áp, người bệnh chú ý chọn lựa tuỳ theo các nguyên nhân suy thận.

6. Điều trị suy thận trong giai đoạn đái trở lại

 – Ở giai đoạn này, tuy người bệnh đái nhiều nhưng chức năng thận vẫn chưa hồi phục. Những ngày đầu đái nhiều creatinin và urê máu vẫn còn tăng. Đái nhiều có thể gây mất điện giải, mất nước.

 – Người bệnh cần tiếp tục hạn chế protide trong thức ăn, chỉ được tăng protide khi urê máu đã giảm tới mức an toàn (< 10 mmol/1).

 – Truyền dịch hoặc uống nước để chống mất nước và mất điện giải điều trị bệnh suy thận mãn.

Uống thêm nhiều nước giai đoạn này

Uống thêm nhiều nước giai đoạn này

  • Trong các trường hợp đái nhiều vừa phải, người bệnh chỉ cần bù bằng uống oresol (2-2,51/24 giờ).
  • Khi lượng nước tiểu >3 lít, nên bù bằng đường truyền tĩnh mạch. Lượng truyền sẽ tuỳ theo lượng nước tiểu.

 – Người bệnh cần được theo dõi sát điện giải máu, đặc biệt là kali máu và natri.

7. Điều trị suy thận trong giai đoạn phục hồi 

Sức khỏe người bệnh sau khi điều trị sẽ được phục hồi dần. Khi urê máu trở về bình thường thì người bệnh cần tăng protid trong khẩu phần ăn và đảm bảo đủ vitamin cũng như calo. Lúc này, người bệnh cần chú ý tới công tác chăm sóc điều dưỡng ngay từ đầu để chống bội nhiễm, chống loét do nằm lâu. Trung bình sau khoảng 4 tuần điều trị thì chức năng thận bắt đầu sẽ phục hồi tốt và người bệnh có thể xuất viện.

Người bệnh cần theo dõi định kỳ hàng tháng cho đến khi các chức năng thận hồi phục hoàn toàn. Đối với các bệnh lý có thể trở thành mãn tính (bệnh kẽ thận, bệnh cầu thận do thuốc hay nhiễm trùng) thì cần khám định kỳ cho người bệnh lâu dài.

Liên tục dùng các kỹ thuật lọc máu để loại bỏ dịch và những độc chất hoà tan, nhất là những người bệnh bị suy thận cấp do ngộ độc mà có tình trạng tăng dị hóa nhiều, huyết động không ổn định…

8. Cách điều trị suy thận mãn giai đoạn cuối

Khi bệnh suy thận mãn tính đã chuyển sang giai đoạn cuối thì chạy thận hoặc ghép thận chính là lựa chọn duy nhất để hỗ trợ cuộc sống của người bệnh.

  • Ghép thận: Phẫu thuật ghép thận chính là việc đặt một quả thận khỏe mạnh từ một nhà tài trợ khác vào bên trong cơ thể của người bệnh thay thế cho quả thận bị bệnh. Thận được cấy có thể đến từ các nhà tài trợ sống hoặc các nhà tài trợ đã chết.
  • Chạy thận: Chạy thận nhân tạo là phương pháp loại bỏ các chất thải và lượng dịch dư thừa trong máu khi thận không thể thực hiện được những chức năng này.

Có hai loại chạy thận:

  • Trong lọc máu, máu sẽ được bơm ra khỏi cơ thể vào máy hoạt động giống như một quả thận, để lọc chất thải ra khỏi máu, sau đó máu sẽ được bơm trở lại vào cơ thể.
  • Phương pháp chạy thận thứ 2 được gọi là thẩm phân phúc mạc. Chạy thận phúc mạc thực hiện dựa vào mạng lưới những mạch máu nhỏ của cơ thể, tất cả các sản phẩm chất thải và dịch dư thừa sẽ được đưa đến khoang bụng nơi mà dịch lọc máu hấp thụ chúng. Những dịch lọc máu sau đó sẽ được bơm ra khỏi cơ thể, và mang theo các chất thải, dịch dư thừa ra.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách điều trị suy thận hiệu quả, hy vọng sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về căn bệnh này. Suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, không thể điều trị triệt để nếu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính nặng, do đó người bệnh không được chủ quan, cần đặc biệt quan tâm tới những thay đổi bất thường trên cơ thể, để có thể phát hiện sớm được các triệu chứng, có hướng điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn đọc còn thắc mắc gì về bệnh suy thận cũng như các bệnh nam khoa khác, có thể gọi điện thoại tới đường dây nóng 0965.111.497 để được chúng tôi hỗ trợ, tư vấn miễn phí tận tình.

Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Tu Van Nam Khoa

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
x
Facebook Đường đi 0965.111.497 Đặt lịch