Nguyên nhân suy thận cấp cần phải được tìm hiểu để chủ động có hướng phòng ngừa bệnh bởi vì đây là căn bệnh làm rối loạn cân bằng nước – điện giải và kiềm – toan trong cơ thể, nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong. Vậy tại sao bị suy thận cấp?
Suy thận cấp là sự mất đột ngột khả năng thực hiện các chức năng chính của thận, nhằm loại bỏ các chất thừa (các muối – điện giải và nước) cũng như các chất thải từ máu bởi vì sự tồn tại của chúng gây độc hại và gây nguy hiểm cho cơ thể.
Nguyên nhân suy thận cấp là gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân suy thận cấp được tạo bởi sự giảm tưới máu thận (hai quả thận không bị tổn thương) khiến cho thể tích máu bị suy giảm hoặc có thể vì mất nước hay xuất huyết, giảm thể tích máu thứ phát do sốc hoặc do sốc nhiễm trùng, suy tim, bỏng nặng, xơ gan hoặc hội chứng thận nhiễm mỡ.
Mặt khác, suy thận cấp còn có thể bị gây ra khi hệ thống tiết niệu gây ứ đọng nước tiểu tắc nghẽn bởi các khối u (u bàng quang, thận, bệnh của tiền liệt tuyến…), sỏi, viêm nhiễm hệ tiết niệu, tán huyết, ly giải cơ vân do chấn thương hoặc do một số thuốc có hại cho thận như kháng sinh chống nấm (Amphotericin B), kháng sinh Aminoglycosid (Gentamicin, Kanamicin…), thuốc chống đào thải mảnh ghép Cyclosporin – sản phẩm chuyển hóa của nấm có khả năng giảm miễn dịch mạnh tuy không gây độc hại với tủy xương nhưng lại gây ra nhiều nguy hại cho thận.
Người mắc canxi huyết khiến độ lọc cầu thận và lưu lượng máu thận bị giảm trực tiếp hoặc bị đa nghẽn mạch thận cấp tính do các mảng xơ vữa động mạch đi đến các động mạch thận vì tăng cholesterol máu kéo dài, đặc biệt là các tinh thể cholesterol lắng đọng trong các vi động mạch thận cũng có thể mắc suy thận.
Những trường hợp suy thận cấp tính do giảm tưới máu ở thận dù với bất kỳ lý do nào cũng khiến bệnh phát triển nhanh chóng nhưng khi được bồi phụ đúng lúc, được cung cấp đầy đủ nước và chất điện giải hoặc máu thì chức năng thận sẽ được khôi phục trở lại như ban đầu. Nguyên nhân dòng máu tới thận bị giảm khiến cho áp lực lọc cầu thận suy giảm theo dẫn đến suy thận chủ yếu do sốc.
Chính vì thế, thời gian thiếu máu thận rất quan trọng. Chức năng thận có thể phục hồi nếu được bù đủ máu và dịch khi thiếu máu trong dưới 72 giờ. Những trường hợp thời gian thiếu máu kéo dài trên 72 giờ sẽ có nguy cơ cao bị hoại tử ống thận cấp và dẫn đến suy thận cấp thực thể. Nguyên nhân suy thận cụ thể:
- Nguyên nhân suy thận tại thận: Chủ yếu hình thành khi bị nhiễm độc kim loại nặng, sử dụng một số loại thuốc có hại cho thận, bệnh lí của thận (viêm thận kẽ, bệnh mạch máu thận, viêm cầu thận…), nhiễm một số chất độc tự nhiên (nhất là mật cá trắm)…
- Nguyên nhân suy thận do tắc nghẽn ngoài thận: Thắt nhầm niệu quản khi mổ vùng chậu hông; liệt bàng quang do tổn thương thần kinh; tắc nghẽn bể thận, bàng quang, niệu quản do sỏi hoặc do u đè ép gây tắc nghẽn ngoài thận từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
Chuyên gia khuyên bạn
Cơ thể con người có 2 quả thận đóng vai trò quan trọng như đã nói đến ở trên. Hình dung một cách đơn giản, thận chính là nơi đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thế, lọc máu, cân bằng điện giải, cân bằng nội môi… Khi suy thận, khả năng thanh lọc và đào thải kém đi đồng nghĩa với việc chất độc có cơ hội ở lại trong cơ thể gây nên rối loạn các hoạt động tuần hoàn, hô hấp… thậm chí còn có thể dẫn tới tử vong. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có thể phải chạy thận hoặc ghép thận để giúp máu được lọc và thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Chính vì thế, nhận biết nguyên nhân suy thận sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh suy thận không nên tự ý xử trí tại nhà khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, vì thế, ngay khi có dấu hiệu suy thận cấp tốt nhất người bệnh cần được đưa đến địa chỉ y tế uy tín để điều trị kịp thời nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc
Khi điều trị phục hồi suy thận cấp, nếu bác sĩ đề nghị bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt nhằm hỗ trợ thận và chỉ định việc nên làm, không nên làm, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện chỉ định của bác sĩ điều trị bằng cách lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng kali thấp trong bữa ăn để không gây tác động đến thận đồng thời tránh dùng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Những điều này cần được tuân thủ tuyệt đối cho đến khi thận được khôi phục lại. Muốn tầm soát và phòng ngừa, phát hiện sớm nguyên nhân suy thận cấp, bạn nên chủ động thực hiện khám sức khỏe định kì 6 tháng hoặc mỗi năm một lần.
Nếu cần tìm hiểu thêm về nguyên nhân suy thận cấp bạn có thể liên hệ trực tuyến hoặc gọi tới hotline 0965.111.497, chuyên gia của phòng khám nam khoa Đông Phương sẽ nhanh chóng có mặt để chia sẻ những thông tin y tế hữu ích cho sức khỏe của bạn và người thân.
Chúc bạn ngày mới tràn sức khỏe dồi dào!