x
Tìm kiếm [x]

Suy thận giai đoạn 4 có nguy hiểm đến tính mạng không?

Suy thận giai đoạn 4 là cấp độ nặng nhất của bệnh suy thận có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự sống của người bệnh. Đến giai đoạn này, các triệu chứng suy thận điển hình trở nên rõ rệt, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận.

      Xem thêm:

Suy thận giai đoạn 4 là như thế nào?

Đây là giai đoạn cuối của suy thận và còn được gọi là suy thận mạn giai đoạn cuối. Khi này mức độ lọc cầu thận suy giảm đến 90% (chỉ còn 15­ 29 ml/ phút/ 1,73m2), tổn thương thận không thể phục hồi được.

Những nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn 4

  • Huyết áp cao
  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh thấp khớp hoặc tự miễn dịch
  • Rối loạn di truyền dẫn đến các vấn đề về thận mà tiêu biểu là bệnh thận đa nang
  • Sử dụng các loại thuốc độc hại gây tổn thương thận
Suy thận giai đoạn 4 có nguy hiểm không ?

Suy thận giai đoạn 4 có nguy hiểm không ?

Triệu chứng suy thận giai đoạn 4

  • Giảm cân nhanh chóng
  • Thường xuyên buồn nôn hoặc nôn
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng
  • Ngứa hoặc tê ở ngón tay ngón chân, các vùng da trên cơ thể
  • Ứ dịch, xuất hiện tình trạng sưng phù ở chân tay, mắt, mặt.
  • Khó thở, đánh trống ngực, không thể nằm ngửa.
  • ­Thay đổi về nước tiểu: lượng nước ít hoặc nhiều hơn mức bình thường, nước tiểu chuyển sang màu đỏ, nâu đậm hoặc cam…
  • ­Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn
  • Có vị kim loại trong miệng
  • Chuột rút tay chân
  • Hôi miệng bởi quá nhiều chất độc hại bị ứ đọng trong máu
  • ­Tê hoặc ngứa ở ngón chân, ngón tay hoặc có thể ngứa ở các vùng da khác trên cơ thể.
  • Hôn mê xảy ra ở những người có mức độ bệnh nặng.
  • Suy giảm chức năng hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, hệ thống tạo máu, mất cân bằng hệ thống trao đổi chất.

Những triệu chứng này có thể nhẹ hoặc vắng mặt ở nhiều người bệnh cho tới khi chức năng thận xuống dưới 20% so với bình thường thì sẽ thể hiện rõ rệt.

Suy thận giai đoạn 4 – cần lọc máu khẩn cấp khi nào?

Với những tình huống sau, người mắc suy thận giai đoạn 4 sẽ cần phải tiến hành lọc máu khẩn cấp:

  • Viêm bao ngoài của tim
  • Chất lỏng quá tải hoặc suy tim sung huyết nhưng không thể được quản lý bằng thuốc khiến chất lỏng tràn vào phổi.
  • Hàm lượng kali, acid, natri trong máu cao gây nguy hiểm đến các cơ quan chức năng khác.
  • Người bệnh thiếu tỉnh táo, có hiện tượng nhầm lẫn hoặc xuất hiện cơn co giật.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu do suy thận mà các phương tiện khác không thể được cải thiện được điều này.
  • Nôn và buồn nôn không ngừng.
Khi người bệnh buồn nôn không ngừng thì cần chạy thận lọc máu ngay lập tức

Khi người bệnh buồn nôn không ngừng thì cần chạy thận lọc máu ngay lập tức

Ngoài những trường hợp này thì khi các triệu chứng suy thận ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hoặc dinh dưỡng của người bệnh thì lọc máu cũng là việc làm cần thiết.

Điều trị suy thận giai đoạn 4

Phương pháp điều trị thông dụng nhất đối với bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối đó là thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm riêng.

  • Điều trị suy thận giai đoạn 4 bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc

Đây là phương pháp lọc máu thông qua khoang màng bụng bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc thông qua một ống mềm đưa hỗn hợp khoáng chất và đường đã được hòa tan trong nước (hay còn gọi là dung dịch thẩm phân) vào bụng người bệnh. Chất thải và nước dư thừa sẽ được dẫn từ bụng ra ống mềm này. Tiếp đó, khoang bụng lại được làm đầy lần nữa với dung dịch thẩm phân và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc chu kỳ. Quá trình làm trống và bơm lại khoang bụng bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc này thường kéo dài 30 – 40 phút và có thể tiến hành tại nhà.

  • Điều trị suy thận giai đoạn 4 bằng phương pháp chạy thận nhân tạo

Với phương pháp này, người bệnh sẽ được lọc máu bằng máy thẩm tách. Công dụng của việc làm này là kiểm soát huyết áp, giữ cân bằng lượng kali, natri, bicarbonate và canxi. Khi sử dụng máu thẩm tách, máu sẽ đi từ cơ thể thông qua các ống và tới máy để lọc nước và chất thải dư thừa. Tiếp đó, thông qua một tập hợp các ống, máu được lọc sạch và trở lại cơ thể. Quá trình này được kết hợp với một máy theo dõi lưu lượng máu và thải chất thải để đảm bảo kết quả lọc.

Thường thì quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra 3 tuần/lần nhưng cũng có thể nhiều hơn tùy theo mức độ bệnh của mỗi người. Mỗi đợt chạy thận nhân tạo thường kéo dài 3 – 4 giờ.

Muốn chạy thận nhân tạo, trước lần điều trị đầu tiên vài tháng, bác sĩ sẽ phải tạo một đường vào mạch máu của người bệnh. Bên cạnh đó, khi chạy thận bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như bị chuột rút cơ bắp và buồn nôn do huyết áp giảm đột ngột nhưng những triệu chứng này sẽ được điều trị rất đơn giản nên nếu có tác dụng phụ bạn hãy thông báo với bác sĩ điều trị.

  • Điều trị suy thận giai đoạn 4 bằng phương pháp ghép thận

Việc cấy ghép thận sẽ diễn ra khi có thận tương thích với cơ thể của người bệnh. Sau khi cấy ghép, người bệnh vẫn cần uống thuốc mỗi ngày đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được kiểm tra định kì để chắc chắn rằng quả thận mới được cơ thể chấp nhận có thể đảm nhận được chức năng của nó.

Quá trình diễn tiến suy thận giai đoạn này tương đối nhanh và có một số biện pháp giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc ức chế men chuyển và chặn kênh calcium để khống chế tình trạng cao huyết áp một cách hữu hiệu.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 4

  • Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh và nước tiểu trong 24h liên tục.
  • Vận động bằng những bài tập nhẹ để tránh hiện tượng rối loạn dị hóa đạm, mỡ máu, cơ nhão, loãng xương…
  • Khi ra ngoài cần sử dụng khẩu trang, mũ hoặc dùng kem chống nắng nếu ở ngoài trời nhiều.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm hoặc mắc bệnh truyền nhiễm hoặc vật nuôi nhiễm bệnh.
  • Giữ sạch sẽ, thoáng mát môi trường ở
  • Tránh nơi đông người nhất là những thời điểm có dịch bệnh hô hấp.
  • Không ăn đồ sống, hải sản, nước chưa đun sôi, không sử dụng đồ uống có cồn.
  • Kiểm soát lượng đạm trong khoảng : 0,55 – 1g/kg, muối 2 – 3g, dầu cá 3 – 6g, vitamin C >100mg.

Tu Van Nam Khoa

Với những chia sẻ về bệnh suy thận giai đoạn 4 đã được nói tới trên đây hy vọng hữu ích với bệnh nhân và người nhà trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy thận. Trong bất kì trường hợp nào, việc theo dõi các triệu chứng và phát hiện biến chứng ở người bệnh sẽ góp phần quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.

Phòng khám nam khoa Đông Phương là một trong những địa chỉ y tế hàng đầu Hà Nội về chăm sóc sức khỏe được đông đảo bệnh nhân tin yêu. Phòng khám có đội ngũ chuyên gia làm việc 24/7 nên bất cứ khi nào có băn khoăn về sức khỏe nói chung và bệnh suy thận giai đoạn 4 nói riêng, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ về y tế!

Chúc bạn và gia đình sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
x
Facebook Đường đi 0965.111.497 Đặt lịch