x
Tìm kiếm [x]

Bệnh suy thận – những chia sẻ mà mọi người bệnh cần biết

Suy thận là tình trạng mất dần chức năng thận, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang mãn tính, không thể chữa khỏi, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây, các bác sỹ chuyên khoa phòng khám nam khoa Đông Phương sẽ chia sẻ một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1. Suy thận là gì?

Theo các bác sĩ phòng khám Đông Phương, suy thận là hiện tượng suy giảm các chức năng của thận, khi mà cơ chế bài tiết những chất cặn bã không được triệt để sẽ dẫn tới sự tồn đọng các chất độc hại bên trong cơ thể. Bệnh thận có quá trình ủ bệnh lâu dài nhưng thường không có dấu hiệu rõ ràng do đó rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu.

Bệnh được chia làm 2 giai đoạn gồm cấp tính và mãn tính:

  • Suy thận cấp tính: Bệnh hình thành do nhiễm trùng, sự mất mát đột ngột của một lượng lớn máu, hoặc một tai nạn nghiêm trọng với triệu chứng xảy ra một cách nhanh chóng, không rõ ràng và có thể điều trị khỏi bệnh dứt điểm
  • Suy thận mãn tính: là hậu quả cuối cùng của bệnh thận, lúc này các chức năng thận giảm sút trầm trọng tương, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, khiến thận sẽ mất hoàn toàn đi chức năng của nó, đòi hỏi người bệnh phải điều trị chạy thận hoặc ghép thận để cứu vãn tình thế chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.

2. Triệu chứng bệnh suy thận

Một số dấu hiệu giúp bạn đọc nhận biết bệnh lý suy thận sớm, đó là:

  • Rùng mình, tay chân lạnh: Người bị bệnh thận thường có cảm giác sợ lạnh, tay chân lúc nào cũng lạnh buốt;  lưng, đầu gối, nhức mỏi, thở yếu, nhạt miệng, nói ít, người mệt mỏi chán chường,…
  • Đau lưng: Chứng bệnh này kéo theo nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng. Đặc biệt phần lưng của nam giới sẽ có triệu chứng đau đớn, nhức mỏi.
  • Chóng mặt hoa mắt, ác mộng nhiều, mất ngủ: Bệnh nhân thường xuyên bấn loạn, hay hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, khó ngủ,  hay gặp ác mộng,…
  • Rối loạn chức năng sinh dục: Những nam giới bị suy thận thường có triệu chứng xuất binh sớm, mộng tinh, liệt dương, và các bệnh về tinh dịch khác,…
  • Chóng mặt tai ù: Hoa mắt,  chóng mặt, tai ù, buồn nôn, … Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ có thể làm cho tai bị điếc. Đây là dấu hiệu cảnh bảo chứng suy thận ở nam giới.
  • Hen suyễn: Bệnh suy thận khiến thận hư nên không thể tích khí bên trong khiến người bệnh khó thở, hay thở khò khè kèm triệu chứng ra mồ hôi lạnh.
  • Tiểu nhiều về đêm: Cụ thể, người bệnh thường đi tiểu từ 2 lần trở lên trong đêm hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày, nặng hơn là tình trạng mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu nhiều bất thường.
  • Táo bón: Bệnh thận sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ bài tiết của cơ thể,  khiến chất thải bị tích tụ, mất nước gây ra triệu chứng táo bón.
  • Lưng mỏi chân đau: Đây cũng là một dấu hiệu cần chú ý của bệnh thận mà người bệnh cần đặc biệt chú ý
Hình ảnh mô tả suy thận

Hình ảnh mô tả suy thận

3. Nguyên nhân gây bệnh suy thận

Suy thận xảy ra khi chức năng thận bị suy yếu. Một số nguyên nhân và bệnh lý gây ra bệnh ở nam giới đó là:

  • Bệnh tiểu đường
  • Sỏi thận.
  • Ung thư bàng quang.
  • Ung thư thận.
  • Tăng huyết áp.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Nước tiểu lưu tại thận.
  • Viêm cầu thận.
  • Bệnh lở ngoài da.
  • Bệnh thận đa nang.
  • Nhiễm trùng thận (viêm bể thận).
  • Viêm mạch.
  • Hẹp động mạch thận.
  • Xơ cứng bì.

Tu Van Nam Khoa

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ suy thận bao gồm:

  • Tuổi tác. Theo kết quả nghiên cứu, tuổi càng cao, nam giới càng dễ mắc bệnh thận
  • Bệnh tim.
  • Hút thuốc lá.
  • Uống rượu
  • Tiểu đường.
  • Tăng huyết áp.
  • Bệnh béo phì.
  • Lượng cholesterol cao.
  • Lịch sử gia đình có người bị bệnh thận.

4. Các biến chứng của bệnh suy thận

Suy thận có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan của cơ thể. Tiềm năng biến chứng có thể bao gồm:

  • Sự tăng đột ngột nồng độ kali trong máu, làm giảm chức năng tim và có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
  • Giữ nước, có thể dẫn đến sưng phù ở tay và chân, gây ra chứng huyết áp cao hoặc phù phổi.
  • Giảm khả năng tình dục hoặc bất lực.
  • Thiệt hại cho hệ thần kinh trung ương, có thể gây khó tập trung, động kinh hoặc thay đổi nhân cách.
  • Yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương.
  • Suy thận có thể biến chứng sang bệnh tim mạch.
  • Giảm phản ứng miễn dịch làm cho dễ bị nhiễm trùng.
  • Thiếu máu.
  • Viêm màng ngoài tim.

5. Kiểm tra và chẩn đoán tình trạng suy thận

Để xác định chính xác tình hình và mức độ của bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm và thủ tục sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm các chức năng thận xem xét đối với cấp độ sản phẩm chất thải, như urê trong máu và creatinine
  • Xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh sẽ được lấy mẫu nước tiểu để phân tích nhằm kiếm tra các yếu tố bất thường dẫn đến suy thận
  • Hình ảnh: Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm để đánh giá thận. Trong một số trường hợp có thể kiểm tra hình ảnh khác
  • Loại bỏ mẫu mô thận để thử nghiệm: Người bệnh có thể được đề nghị sinh thiết mẫu mô thận. Các mẫu sinh thiết sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm giúp xác định những nguyên nhân gây ra vấn đề về thận. Sinh thiết thận thường được thực hiện bằng cách dùng một cây kim, dài đưa qua da và vào thận.

6. Phương pháp chữa suy thận

Đối với trường hợp mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, làm giảm biến chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp người bệnh kéo dài sự sống.

Điều trị bệnh suy thận dựa vào 3 phương pháp sau:

 – Điều trị nguyên nhân gây ra bệnh

Khi xác định được các nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý loại trừ chúng đi để làm chậm quá trình tổn thương thận. Thiệt hại cho thận có thể gây ra căng thẳng trên thận và tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi ngay cả khi đã loại trừ các nguyên nhân cơ bản như huyết áp cao, các chứng bệnh về đừơng tiết niệu…

 – Điều trị các biến chứng: Các biến chứng suy thận có thể được kiểm soát để làm người bệnh thoải mái hơn. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Chế độ ăn ít protein để giảm thiểu chất thải trong máu.
Hạn chế ăn những loại thức ăn chứa nhiều protein khi bị suy thận

Hạn chế ăn những loại thức ăn chứa nhiều protein khi bị suy thận

  • Điều trị để kiểm soát huyết áp cao
  • Thuốc để làm giảm sưng phù
  • Thuốc để bảo vệ xương.
  • Thuốc để giảm mức cholesterol
  • Thuốc để làm giảm bệnh thiếu máu
  • Điều trị cho bệnh thận giai đoạn cuối

Suy thận ở giai đoạn cuổi không thể theo kịp chức năng thải chất thải và cân bằng dịch, trường hợp này chạy thận hoặc ghép thận chính là lựa chọn duy nhất để hỗ trợ cuộc sống của bệnh nhân.

7. Biện pháp khắc phục bệnh suy thận

Là một phần trong quá điều trị bệnh suy thận, bác sĩ có thể đề nghị chế độ ăn uống đặc biệt cho người bệnh dựa vào tình hình, mực độ của bệnh, chức năng thận và sức khỏe tổng thể. Cụ thể, người bệnh cần thực hiện  chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Giới hạn số lượng protein ăn trong ngày. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ xác định số lượng protein thích hợp nên ăn hàng ngày. Để giảm số lượng protein, người bênh cần giới hạn các loại thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt, pho mát và đậu. Thay vào đó, hãy chọn nhiều loại thực phẩm protein thấp, như bánh mì và ngũ cốc, rau, hoa quả…
  • Hạn chế lượng muối ăn. Nhưng người bị bệnh nên hạn chế lượng natri mỗi ngày bằng cách tránh các sản phẩm muối, bao gồm nhiều loại thực phẩm tiện lợi như súp đóng hộp và thức ăn nhanh. Những loại thực phẩm khác với muối tăng bao gồm rau quả đóng hộp, các loại thịt chế biến và pho mát, thực phẩm snack mặn…
  • Chọn những thực phẩm kali thấp: Người bệnh nên chọn các loại thực phẩm kali thấp, hạn chế ăn chuối, cam, khoai tây, cà chua, rau bina… và nên ăn các loại như táo, đậu xanh, nho,dâu tây, bắp cải, cà rốt.
  • Không hút thuốc, không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Nên duy trì cân nặng của cơ thể ở mức đúng chuẩn để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh.
  • Tập thể dục đều đặn giúp đối phó với mệt mỏi và căng thẳng hàng ngày.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh suy thận, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nó sẽ cướp đi tính mạng của người bệnh. Do đó, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể hãy lập tức đi thăm khám, nhằm tìm ra triệu chứng của bệnh sớm nhất.

Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về bệnh thận cũng như các bệnh lý nam khoa khác, có thể gọi điện tới đường dây nóng 0965.111.497 của phòng khám nam khoa Đông Phương để được các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm giải đáp tận tình.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
x
Facebook Đường đi 0965.111.497 Đặt lịch