Suy thận giai đoạn 3 là một trong những cấp độ của bệnh suy thận có tỷ lệ người bệnh khá cao. Đến giai đoạn này, biểu hiện của bệnh ở nhiều người đã trở nên rõ rệt hơn. Cùng tìm hiểu về suy thận giai đoạn 3 qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.
Xem thêm: Triệu chứng suy thận cấp mà bạn có thể dễ dàng phát hiện!
Suy thận giai đoạn 3 là như thế nào?
Đây là giai đoạn chuyển tiếp kế ngay sau suy thận giai đoạn 2 và có mức độ phát triển nặng hơn do thận đã bị tổn thương nhiều. Ở giai đoạn này mức độ lọc cầu thận nằm trong khoảng 30 – 59 ml/ phút. Suy thận giai đoạn 3 có nghĩa là thận đã suy giảm đến mức đáng báo động, chức năng thận suy giảm tới 75% và có chiều hướng diễn tiến vô cùng nhanh chóng, khả năng đe dọa tính mạng người bệnh gia tăng.
Nguyên nhân dẫn đến suy thận giai đoạn 3
Trong số rất nhiều nguyên nhân gây nên suy thận giai đoạn 3, có một số nguyên nhân được xem là chủ đạo có tỷ lệ người mắc cao:
- Bệnh tiểu đường.
- Tăng huyết áp.
- Những yếu tố bẩm sinh khiến cho cơ thể không khỏe mạnh và thường xuyên trong trạng thái yếu ớt, mệt mỏi.
- Cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất khiến cho sự phát triển tổng thể không đạt được trạng thái cân bằng và tăng nguy cơ suy thận giai đoạn 3.
- Môi trường sống quá ô nhiễm, virus hoặc chất độc… xâm hại vào cơ thể người bệnh gây tổn hại hệ miễn dịch và khiến cơ thể mắc bệnh.
- Thường xuyên duy trì chế độ ăn uống không hợp lí, đồ ăn nhanh, các loại đồ uống có gas, chất kích thích… làm tổn hại chức năng thận.
- Đã sử dụng một số loại thuốc chứa chất gây hại cho thận.
- Xảy ra tai nạn hoặc gặp phải những chấn thương làm tổn thương thận.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn 3
- Mệt mỏi: Với những người bình thường, khi thận hoạt động sẽ tạo ra một chất tham gia vào kích thích tạo tế bào hồng cầu nhưng bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn 3 thì chức năng thận đã bị suy giảm khá nhiều nên khả năng tạo ra chất này ít đi. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu ở người bệnh với triệu chứng điển hình là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
- Sưng phù, ứ dịch và khó thở: Cũng vì chức năng của thận đã bị suy giảm nhiều nên khả năng loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể của thận cũng giảm đi tương đối. Hệ lụy của điều này là bệnh nhân xuất hiện hiện tượng sưng phù ở mắt, chân tay, mặt… Chất lỏng không được đào thải hết ra ngoài nên tích tụ ở 2 lá phổi và khiến người bệnh mắc hội chứng thở nông, khó thở.
- Tiểu tiện bất thường: Đến giai đoạn 3 của bệnh suy thận, những bất thường về tiểu tiện trở nên rõ ràng hơn rất nhiều với việc gia tăng số lần tiểu đêm, đi tiểu nhiều hoặc ít khác thường, nước tiểu có bọt, màu sắc nước tiểu thay đổi sang màu đỏ, nâu, cam đậm… Điều này được giải thích do tổn thương của thận ở phạm vi rộng gây suy giảm chức năng không có khả năng hồi phục nên gây ra hiện tượng rối loạn nước tiểu, tổn thương lỗ lọc để lọt các tế bào hồng cầu và chất đạm làm xuất hiện tình trạng đạm niệu hoặc tiểu ra máu.
- Đau ở lưng và cạnh sườn: Triệu chứng này không chỉ có ở bệnh nhân suy thận mà còn gặp ở các bệnh lí thoái hóa cột sống, sỏi thận, thoát vị đĩa đệm… Tuy nhiên, khi có hiện tượng này bạn cũng nên đi khám để kiểm tra chức năng thận và sàng lọc khả năng mắc suy thận.
- Chuột rút, co quắp bàn tay, bàn chân: Do thận giữ vai trò thiết yếu đối với cân bằng điện giải trong cơ thể nên khi thận bị suy giảm chức năng thì nồng độ chất khoáng trong máu tăng giảm đột ngột sẽ gây nên hiện tượng chuột rút hay người bệnh bị co quắp tay chân.
Điều trị suy thận giai đoạn 3
Tùy theo phạm vi tổn thương của thận mà người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định chạy thận để lọc máu duy trì. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị suy thận giai đoạn 3 được cho là tiên tiến nhất hiện nay là điều trị bảo tồn thông qua cấy ghép tế bào gốc. Muốn làm như vậy, bác sĩ sẽ dùng tế bảo gốc từ dây rốn đã được nuôi dưỡng từ trước cấy ghép vào tế bào thận để tái tạo tế bào thận mới thay thế cho tế bào đã tổn thương. Thực hiện quá trình này, bác sĩ tiêm tế bào gốc qua động mạch hoặc áp dụng biện pháp can thiệp để tế bào này vào được thận. Nhờ có khả năng tế tạo tái bào mới mà nó hạn chế được việc hình thành hoại tử thận và duy trì tốt hơn chức năng của thận. Việc làm này còn ngăn chặn tình trạng xơ hóa thận, giảm sự thiếu máu, giảm creatinin máu, ngăn chặn huyết áp cao, chứng phù nề và các biến chứng khác. Ngoài ra nó cũng có thể giảm các chỉ số như protein, toan máu, kéo dài khoảng cách thời gian phải lọc máu, có thể chuyển thành âm tính, và thậm chí không phải chạy thận nữa, các nguyên nhân gây bệnh được điều tiết và kiểm soát tốt hơn.
Qua thực tế điều trị bác sĩ cho biết sau khi áp dụng biện pháp điều trị này khoảng 1 tuần và với 2 liệu trình, các chức năng thận dần được hồi phục bình thường, những triệu chứng suy thận giai đoạn 3 giảm rõ rệt. Số lần điều trị phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh sau liệu trình đầu tiên. Sau khi bệnh nhân thực hiện liệu trình cấy ghép tế bào gốc đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để đưa ra quyết định có tiến hành tiếp các liệu trình sau đó hay không.
Ưu điểm của phương pháp dùng tế bào gốc để điều trị đó là hiệu quả nhanh, rủi ro thấp, ít đau, khôi phục rõ rệt khả năng hoạt động của thận.
Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân ở giai đoạn này
- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình biến chuyển của bệnh và chú ý đến những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, hô hấp, mạch, huyết áp và những thay đổi khác trên cơ thể người bệnh.
- Kiểm soát huyết áp cao nhằm trì hoãn tốc độ phát triển của bệnh suy thận giai đoạn 3.
- Nếu đang trong giai đoạn thiểu niệu và hồi phục, người bệnh cần có chế độ vận động hợp lí, chú ý dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Tiết chế chế độ ăn uống
Ở giai đoạn thiểu niệu, người bệnh nên hạn chế tối đa muối, nước, kali, chất đạm, phốt pho và cung cấp nhiệt lượng vừa đủ nhằm giảm phân hủy protein trong mô. Nếu bệnh nhân không ăn được hoặc ăn kém, có thể thông qua tĩnh mạch để bổ sung acid amin, nhũ tương chất béo, glucose.
Qua những thông tin trên đây, chuyên gia của phòng khám nam khoa Đông Phương hy vọng sẽ giúp bạn đánh giá và hiểu hơn được tầm quan trọng của việc điều trị suy thận giai đoạn 3. Việc duy trì khám sức khỏe định kì là việc làm cần thiết để giúp bạn sớm phát hiện khả năng mắc bệnh để chủ động có phương hướng chữa trị kịp thời. Nếu bạn cần được giúp đỡ về mặt y tế, hãy liên hệ trực tuyến với chúng tôi, chuyên gia của phòng khám sẽ luôn có mặt để hỗ trợ bạn.
Chúc bạn sức khỏe dồi dào!