x
Tìm kiếm [x]

Suy thận dẫn đến thiếu máu – những nguyên nhân tiềm ẩn!

Suy thận dẫn đến thiếu máu như thế nào, tại sao lại có thể xảy ra, điều trị như thế nào… là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân suy thận. Người mắc suy thận có nguy cơ thiếu máu cao do rất nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu về những điều này thông qua bài viết dưới đây.

Vì sao suy thận dẫn đến thiếu máu?

Thiếu máu là một trong các biến chứng dễ thấy ở bệnh nhân suy thận nhất là suy thận mạn. Nếu tình trạng suy thận càng nặng thì khả năng thiếu máu càng cao bởi lúc đó thận giảm khả năng sản xuất ra chất cần thiết trong quá trình biệt hoá hồng cầu tại tuỷ xương mang tên erythopoietin.

Suy thận dẫn đến thiếu máu là một dạng thiếu máu giảm sản đẳng sắc và hồng cầu bình thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên:

  • Sản xuất thiếu Erythropoietin

Đây là lí do chính của hiện tượng suy thận dẫn đến thiếu máu thường thấy ở bệnh nhân suy thận mạn. Chức năng chính của thận là sản xuất ra chất Erythropoietine (EPO) – kích thích sản sinh hồng cầu. Nếu suy thận có nghĩa là chức năng của thận bị suy giảm nên không thể tạo ra đầy đủ chất này và khiến người mắc suy thận bị thiếu máu.

  • Đời sống của hồng cầu giảm

Đối với bệnh nhân suy thận, cả yếu tố cơ học và chuyển hóa khiến đời sống hồng cầu ở bệnh nhân lọc máu ngắn lại, tế bào hồng cầu kém bền vững và bị biến dạng, tuổi thọ  rút ngắn gây ra thiếu máu.

Suy giảm hồng cầu là 1 trong các nguyên nhân suy thận dẫn đến thiểu máu

Suy giảm hồng cầu là 1 trong các nguyên nhân suy thận dẫn đến thiểu máu

  • Mất máu do lọc máu

Với những bệnh nhân cần tiến hành lọc máu thì quá trình lọc máu tiềm ẩn rất nhiều yếu tố khiến người bệnh mất máu như do lượng máu còn lại ở quả lọc, tụ máu, dây máu, rách thành mạch… Nếu sử dụng kỹ thuật lọc máu càng hiện đại thì lượng máu mất càng được giảm thiểu.

  • Yếu tố dinh dưỡng

Những bệnh nhân suy thận mạn hoặc phải thực hiện lọc máu định kì thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn nên thường hạn chế ăn uống. Điều này dễ gây ra tình trạng thiếu vitamin và chất dinh dưỡng vì thế cần được theo dõi để kịp thời bổ sung vi chất cho cơ thể.

Dấu hiệu suy thận dẫn đến thiếu máu

Những bệnh nhân bị tình trạng suy thận dẫn đến thiếu thường có cảm giác mệt mỏi, dễ xây xẩm và khó thở. Họ thường dễ bực dọc trước những khó khăn trong công việc hằng ngày và kém tập trung. Thêm vào đó họ còn thay đổi tính tình, phù, ngủ không yên giấc, giảm khả năng sinh hoạt tình dục…

Thiếu máu là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân suy thận, đặc biệt là người suy thận giai đoạn cuối. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ suy tim đe dọa tới sự sống.

Điều trị bệnh nhân bị suy thận dẫn đến thiếu máu

Với bệnh nhân mắc suy thận, điều trị thiếu máu nhằm hướng đến bảo tồn và thay thế thận nên tùy vào mức độ thiếu máu ở từng bệnh nhân mà cần xem xét chỉ định điều trị cho phù hợp.

Trước đây giải pháp duy nhất để điều trị suy thận dẫn đến thiếu máu là truyền máu. Nhờ cách làm này mà một lượng hồng cầu thiếu hụt được truyền vào cơ thể giúp nâng cao khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan, từ đó giảm rõ rệt những dấu hiệu thiếu máu do suy thận gây ra. Hiện nay các chuyên gia cho rằng tiến hành việc làm này lâu dài sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với sự lây bệnh, phản ứng tan máu, dị ứng, chất sắt bị quá tải, kích thích tạo kháng thể… Những điều này ảnh hưởng xấu đến việc ghép thận về sau. Chính vì thế phương pháp được thay thế và áp dụng chủ yếu hiện này đó là bổ sung epoetin dạng bào chế qua đường tiêm. Thuốc epoetin có tác dụng giống với epoetin cơ thể nên nó giúp làm tăng sản xuất hồng cầu, từ đó chữa trị bệnh thiếu máu do suy thận.

Cũng nhờ có loại thuốc này mà người bệnh cảm thấy khỏe hơn, có cảm giác ngon miệng, bớt khó thở, cải thiện hoạt động của tim và chất lượng đời sống tình dục. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc epoetin có thể chữa khỏi suy thận, nó chỉ giúp giảm triệu chứng thiếu máu và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu sử dụng epoetin sớm có thể đề phòng các dấu hiệu thiếu máu nặng và tình trạng lớn tim có liên quan mật thiết đến khả năng biến chứng gây suy tim và đe dọa sự sống bệnh nhân.

Sau khi tiêm epoetin, cơ thể người bệnh cần có chất sắt để tạo hồng cầu nên lúc này, qua xét nghiệm máu nếu nhận thấy lượng sắt trong cơ thể thấp thì người bệnh cần uống hoặc tiêm thuốc chứa sắt để bù đủ lượng sắt cần thiết cho việc tạo hồng cầu.

Chuyên gia khuyên bạn

Suy thận dẫn đến thiếu máu luôn song hành với mức độ tổn thương của thận và có mối liên hệ qua lại mật thiết. Càng mắc suy thận ở mức độ nặng thì tình trạng thiếu máu càng nghiêm trọng. Việc thiếu máu do suy thận có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh đột quỵ, suy tim, tăng nguy cơ tiến triển suy thận đến giai đoạn cuối nên cần điều trị thiếu máu càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất có tác dụng tạo máu. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp điều trị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, mất máu… với bù đắp thiếu hụt chất erythropoietin nội sinh bằng thuốc kích thích tạo máu để đem lại hiệu quả bảo tồn tốt nhất.

Tu Van Nam Khoa

Những thông tin chung về suy thận dẫn đến thiếu máu được cung cấp trên đây huy vọng giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của điều trị thiếu máu trong quá trình chữa trị bệnh suy thận. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này, hãy gọi tới hotline 0965.111.497 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội, chuyên gia của phòng khám nam khoa Đông Phương sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Chúc bạn ngày mới tràn sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
x
Facebook Đường đi 0965.111.497 Đặt lịch