Suy thận giai đoạn 2 có những biểu hiện gì, mức độ nguy hiểm ra sao, điều trị như thế nào… là thắc mắc của rất nhiều người. Qua bài viết dưới sau, các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Đông Phương sẽ cùng bạn tìm hiểu về những vấn đề này.
Bệnh suy thận giai đoạn 2 là gì?
Đây là giai đoạn kế tiếp của suy thận giai đoạn 1 nên ở suy thận giai đoạn 2, chức năng lọc tiểu cầu thận đã suy giảm đến 40 – 50% so với mức bình thường, thận tổn thương nặng hơn giai đoạn 1 với mức lọc cầu thận giảm còn 60 – 89ml/phút. Tuy mức suy giảm chức năng thận không cao nhưng cũng không còn thấp nên nó đã có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe nên cần được chữa trị sớm để bệnh không trở nên nặng hơn hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Các biểu hiện suy thận giai đoạn 2
Người mắc bệnh thường có những dấu hiệu sau:
- Da mặt vàng vọt: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thiếu máu nhưng đang ở cấp độ nhẹ nên biểu hiện không rõ ràng, không bất thường nên nếu gặp nhau hàng ngày thì khó nhận biết được thay đổi về màu da.
- Mệt mỏi, buồn ngủ: Đây là triệu chứng rất hay gặp nhưng không đặc trưng nên nhiều người thường cho qua dấu hiệu này. Tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi xảy ra nhiều với những người thường xuyên chịu áp lực cao từ công việc. Do tính chất công việc cường độ cao nên nhiều khi mệt mỏi người bệnh chỉ cần được nghỉ ngơi chút là có thể hồi phục nên càng dễ cho qua tín hiệu cảnh báo này.
- Thay đổi lượng nước tiểu: Do chức năng của thận đã bị suy giảm nên lượng nước tiểu của người bệnh thay đổi. Tùy theo tình trạng của bệnh mà mức độ lượng nước tiểu tích tụ cũng giảm theo. Thậm chí lúc lượng nước tiểu tích tụ về mức bình thường thì độc tố trong nước tiểu cũng đã được loại bỏ, tạp chất tồn đọng trong cơ thể không đào thái được cũng khiến cho ở một mức độ nhất định không thể thông qua lượng nước tiểu để chứng minh tình trạng thận.
- Phù nề: Đây được xem là triệu chứng điển hình nhất phản ánh tình trạng suy thận. Thận không có khả năng lọc bỏ lượng nước dư thừa nên nước bị tích trong các mô của cơ thể và gây nên hiện tượng phù. Suy thận giai đoạn 2 chỉ phù ở mắt, mắt cá chân, nếu được nghỉ ngơi thì hiện tượng này sẽ giảm bớt. Khi bệnh phát triển nặng hơn sẽ gây nên triệu chứng phù nề toàn thân.
Nguyên nhân suy thận giai đoạn 2
Cũng như suy thận giai đoạn đầu, ở giai đoạn này có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh, tiêu biểu như:
- Yếu tố bẩm sinh khiến cơ thể yếu ớt và không được khỏe mạnh. Thêm vào đó quá trình phát triển cơ thể không được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nên sự phát triển của cơ thể không đạt được trạng thái cân bằng.
- Ô nhiễm môi trường sống, sự xâm nhập của virus hoặc độc tố… làm tổn hại hệ miễn dịch của cơ thể.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, đồ uống có gas… không tốt cho hoạt động của thận.
- Sử dụng một vài loại thuốc có hại cho thận.
- Huyết áp cao.
- Tai nạn hoặc chấn thương gây tổn thương thận.
Điều trị suy thận giai đoạn 2
Với bệnh nhân giai đoạn này thực hiện xét nghiệm sẽ thấy dấu hiệu tăng ure huyết, creatinin huyết, albumin niệu, acid uric, kèm theo nó là tình trạng thiếu máu. Nguyên tắc điều trị suy thận giai đoạn này cần xuất phát từ nguyên nhân chính gây ra bệnh để loại bỏ triệt để nguyên nhân này thì mới đạt được hiệu quả chữa trị. Giai đoạn này cần điều trị ổn định huyết áp đồng thời loại bỏ độc tố gây hại cho thận bằng cách kiểm soát chế độ ăn. Mặc dù ở giai đoạn 2, mức độ suy thận vẫn chưa cao nhưng cần được chữa trị triệt để sớm nhất thì mới đạt được tỷ lệ khỏi bệnh 90%.
Phương pháp điều trị suy thận tiên tiến nhất ở giai đoạn này là điều trị bảo tồn thông qua cấy ghép tế bào gốc. Muốn làm như vậy, bác sĩ sẽ dùng tế bảo gốc từ dây rốn đã được nuôi dưỡng từ trước cấy ghép vào tế bào thận để tái tạo tế bào thận mới thay thế cho tế bào đã tổn thương. Thực hiện quá trình này, bác sĩ tiêm tế bào gốc qua động mạch hoặc áp dụng biện pháp can thiệp để tế bào này vào được thận. Nhờ có khả năng tế tạo tái bào mới mà nó hạn chế được việc hình thành hoại tử thận và duy trì tốt hơn chức năng của thận.
Thực tế điều trị cho thấy sau khi áp dụng biện pháp điều trị này khoảng 1 tuần và với 2 liệu trình, các chức năng thận dần được hồi phục bình thường, những triệu chứng suy thận giai đoạn 2 giảm rõ rệt. Số lần điều trị phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh sau liệu trình đầu tiên. Sau khi bệnh nhân thực hiện liệu trình cấy ghép tế bào gốc đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để đưa ra quyết định có tiến hành tiếp các liệu trình sau đó hay không.
Ưu điểm của phương pháp dùng tế bào gốc để điều trị đó là hiệu quả nhanh, rủi ro thấp, ít đau, khôi phục rõ rệt khả năng hoạt động của thận.
Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh
Việc thực hiện và kiểm soát tốt chế độ ăn uống đóng vai trò hỗ trợ quá trình điều trị sớm đạt hiệu quả, vì thế, bệnh nhân và người nhà nên:
- Hạn chế nước, muối, kali, photpho và lượng chất đạm ở giai đoạn thiểu niệu.
- Giảm sự phân hủy protein trong các mô bằng cách cung cấp nhiệt lượng vừa đủ cho cơ thể.
- Bổ sung acid amin, nhũ tương, glucose, chất béo… qua đường tĩnh mạch cho những bệnh nhân ăn kém.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý
- Theo dõi chặt chẽ những thay đổi của cơ thể cũng như tình hình biến chuyển của bệnh để kịp thời xử trí khi có dấu hiệu đặc biệt.
- Giữ huyết áp ổn định để hạn chế sự phát triển của bệnh.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lí để quá trình hồi phục chức năng thận đạt hiệu quả tốt.
- Áp dụng các bài tập tích cực hoặc các hoạt động vận động giúp phục hồi sức khỏe.
Dù ở cấp độ nào thì bệnh suy thận cũng có khả năng đe dọa sự sống người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Đối với giai đoạn này càng điều trị kịp thời càng giảm thiểu nguy cơ bệnh phát triển sang giai đoan 3 sẽ nguy hiểm hơn nhiều.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng các bạn đã hiểu hơn về suy thận giai đoạn 2. Hãy chủ động thực hiện khám sức khỏe định kì để sàng lọc và phát hiện nguy cơ suy thận, tránh để biến chứng xảy ra do phát hiện bệnh ở giai đoạn đã quá nặng. Nếu cần được hỗ trợ y tế từ phía chuyên gia nam khoa, hãy tư vấn trực tuyến với chúng tôi để có được những giúp đỡ vô cùng hữu ích.
Chúc bạn sức khỏe dồi dào!