x
Tìm kiếm [x]

Những dấu hiệu suy thận cần được phát hiện kịp thời

Do dấu hiệu suy thận thời kì đầu rất khó nhận biết nên nhiều người mắc nhưng không biết mình đã bị suy thận. Vì vậy việc tìm hiểu, nắm rõ dấu hiệu suy thận ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận cũng là điều cần thiết để việc điều trị suy thận đạt hiệu quả tối ưu.

Bệnh suy thận là gì?

Là một cơ quan thuộc hệ tiết niệu, thận có chức năng hỗ trợ lọc máu trong cơ thể và đẩy các chất độc hại theo nước tiểu đến bàng quang và ra ngoài. Không những vậy, thận còn tái hấp thu nước và sản xuất ra các hooc môn quan trọng cho cơ thể con người. Bởi vậy, nếu thận nhiễm bênh, có thể sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Suy thận tức là thận bị suy giảm hoạt động và các chức năng kể trên dẫn đến việc suy yếu cơ chế bài tiết các chất cặn bã và làm cho chất độc hại bị tồn đọng trong cơ thể.

Dấu hiệu suy thận thường thấy

  • Những thay đổi khi đi tiểu: Khi mắc suy thận, người bệnh có thể nhận thấy những thay đổi về nước tiểu với các biểu hiện như nước tiểu có bọt, có bong bóng, đi tiểu ra máu. Không những thế, số lần đi tiểu gia tăng gây nên hiện tượng đi tiểu nhiều lần nhất là vào buổi đêm với lượng nước tiểu thải ra một lần thường rất ít.
  • Phù: Do suy thận khiến cho chức năng đào thải chất dư thừa, độc hại của thận không được đảm bảo nên những chất lỏng này tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng sưng phù ở chân, tay, mặt. Vì thế, khi bỗng nhiên cơ thể xuất hiện điều này có thể đó là dấu hiệu bệnh suy thận.
Dấu hiệu suy thận là điều mà nhiều người băn khoăn

Dấu hiệu suy thận là điều mà nhiều người băn khoăn

  • Mệt mỏi: Khi thận hoạt động bình thường, nó sẽ sản sinh ra hormon mang tên erythropoietin có nhiệm vụ thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Nếu suy thận, hormon này bị ít đi nên cơ thể có ít tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn từ đó khiến cho các cơ và đầu óc người bệnh mệt mỏi. Hiện tượng này được gọi là thiếu máu.
  • Ngứa, phát ban ở da: Thận suy, chất độc hại không được thải ra ngoài mà tích tụ bên trong máu khiến cho người bệnh dễ gặp hiện tượng ngứa toàn thân với mức độ mạnh cũng được xem là một trong những dấu hiệu bệnh suy thận.
  • Xuất hiện vị kim loại ở trong miệng và mùi amoniac trong hơi thở: Những chất thải tích tụ trong máu có thể làm cho thức ăn có vị khác đi và hơi thở có mùi. Điều này làm cho người bệnh có cảm giác chán ăn, nhất là đối với thịt.
  • Buồn nôn và nôn: Bệnh nhân suy thận thường buồn nôn và nôn nhiều bởi chất thải trong máu bị tích tụ dữ dội. Đây cũng là dấu hiệu suy thận.
  • Thở nông: Chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi khiến người mắc suy thận thấy khó thở. Mặt khác, tình trạng thiếu máu do sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy cũng có thể gây cho cơ thể đói oxy và xuất hiện chứng thở nông.
  • Ớn lạnh: Điều này có thể xảy ra với nhiều bệnh nhân suy thận vì nó là hệ lụy của tình trạng thiếu máu.
  • Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu liên quan đến suy thận làm cho não không được cung cấp đủ oxy và có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, từ đó gây nên mất tập trung và xuất hiện hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.
  • Đau ở chân hoặc cạnh sườn: Khi có cảm giác đau lưng hoặc sườn thì có thể thận đã bị ảnh hưởng và cũng có thể xem đây là dấu hiệu suy thận.
Đau lưng cũng là một trong các dấu hiệu suy thận

Đau lưng cũng là một trong các dấu hiệu suy thận

Dấu hiệu suy thận theo cấp độ

Suy thận được chia làm 2 cấp độ: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Ở mỗi cấp độ, dấu hiệu bệnh suy thận cũng có sự khác nhau.

  – Dấu hiệu suy thận cấp tính

  • Dấu hiệu suy thận lâm sàng

Hầu hết trường hợp mắc suy thận cấp sẽ có dấu hiệu suy giảm nước tiểu với số lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày dưới 400ml hoặc không có nước tiểu. Nếu suy thận do nguyên nhân trước thận thì dâu hiệu suy thận thường là mất nước, hạn huyết áp, da hoặc niêm mạc khô, mạch nhanh, tĩnh mạch cổ xẹp… Nếu suy thận cấp do nguyên nhân tại thận thì dấu hiệu suy thận thường thấy là đau vùng thắt lưng, nước tiểu có thể có máu… Với trường hợp suy thận do nguyên nhân sau thận thì dấu hiệu bệnh suy thận là đường tiết niệu bị tắc nghẽn gây nên những cơn đau quặn ở thận, niệu quản hoặc hố lưng, nhiều bệnh nhân có thể đau tức bàng quang, hoặc cảm thấy tiểu ít, bí tiểu.

  • Dấu hiệu suy thận cận lâm sàng

Phần lớn bệnh nhân suy thận cấp đều bị tăng đột ngột lượng urê, creatinin hoặc kali trong máu. Ngoài ra, nhiều người còn thường xuyên bị hoa mắt chóng mắt do tan máu trong lòng mạch hoặc thiếu máu.

  – Dấu hiệu suy thận mãn tính

Nam giới mắc suy thận mãn tính thường xuất hiện những dấu hiệu bệnh suy thận đặc trưng như: tiểu nhiều lần (nhất là buổi đêm), có máu trong nước tiểu, nước tiểu đục, sưng húp hai bên mắt, phù nề tay chân, giảm sút trọng lượng đáng kể, khó thở, buồn nôn, bị co giật hoặc chuột rút ở cơ…

Khi mắc phải những dấu hiệu suy thận, bạn sẽ thấy khả năng thực hiện chức năng của thận giảm đi nhanh chóng. Trong cơ thể tồn đọng lượng lớn chất độc do không được thải ra ngoài gây nên những rối loạn ở nhiều cơ quan trong cơ thể như rối loạn tuần hoàn, rối loạn hô hấp… Trong một số trường hợp bệnh nhân còn có thể tử vong.

Tu Van Nam Khoa

Làm gì khi có dấu hiệu suy thận?

Ngay khi có những dấu hiệu suy thận, người bệnh nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra xác định tình trạng bệnh. Do dấu hiệu suy thận có thể xảy ra với nhiều người nhưng cũng có thể không có biểu hiện đặc biệt với một số người nên việc khám sức khỏe tổng quát định kì là việc làm cần thiết để sớm phát hiện suy thận, tránh để đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính mới thực hiện chữa trị. Bệnh nhân cũng nên ghi lại các dấu hiệu bệnh suy thận của mình để theo dõi và báo cáo chi tiết cho bác sĩ chuyên khoa.

Làm thế nào để phòng tránh những dấu hiệu suy thận?

Muốn phòng ngừa những dấu hiệu suy thận, nam giới cần:

  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể trong khoảng 1,5 – 2l mỗi ngày.
  • Áp dụng chế độ ăn hợp lý và cân bằng nhằm tránh tình trạng tăng trọng lượng và thừa cholesterol cũng sẽ ngăn ngừa dấu hiệu bệnh suy thận.
  • Muối là yếu tố làm tăng huyết áp và gây hại cho thận, vì thế cần hạn chế tối đa việc sử dụng nhiều muối.
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ vì có một số loại thuốc chứa chất độc cho thận, thuốc nhuận tràng và lợi tiểu không tốt cho thận. Nếu dùng chúng bạn có thể đối mặt với nguy cơ gặp những dấu hiệu suy thận.

Nhận biết sớm dấu hiệu suy thận là việc làm đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Ngay khi có những dấu hiệu bệnh suy thận, nếu chưa thể thăm khám ngay lập tức, bạn hãy tư vấn trực tuyến với chuyên gia của phòng khám nam khoa Đông Phương để có được những hỗ trợ hữu ích.

Chúc bạn sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
x
Facebook Đường đi 0965.111.497 Đặt lịch