x
Tìm kiếm [x]

Triệu chứng suy thận cấp – cách nhận biết và điều trị

Triệu chứng suy thận cấp với nhiều người tuy không rõ ràng nhưng việc tìm hiểu để biết cách nhận biết nó đóng vai trò rất lớn đối với điều trị suy thận cấp. Nhận biết những triệu chứng này thông qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Khi nào thì có thể mắc suy thận cấp?

Thực tế thì không phải bao giờ chúng ta cũng biết được chính xác nồng độ creatinin máu của bệnh nhân nếu chưa mắc suy thận cấp nên phần lớn các nhà lâm sàng thường dựa trên tốc độ gia tăng của creatinin huyết thanh trong một khoảng thời gian cụ thể để chẩn đoán suy thận cấp bằng cách đo sự gia tăng creatinin huyết thanh xem tốc độ có trên 42,5mmol/l trong vòng 24 – 48 giờ so với creatinin nền không (với trường hợp nồng độ creatinin nền của bệnh nhân dưới mức 221mmol/l).

Ngoài ra, bác sĩ cũng cần phải dựa vào các biểu hiện lâm sàng khác như tác nhân gây bệnh và sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán và xử trí kịp thời đối với những trường hợp nghi ngờ mắc suy thận cấp.

Những triệu chứng suy thận cấp

  – Triệu chứng suy thận cấp lâm sàng

Hầu hết các trường hợp suy thận cấp đều khởi phát với dấu hiệu thiểu niệu (<400ml/24h), tuy nhiên với một số bệnh nhân thể còn bảo tồn nước tiểu thì nước tiểu vẫn trên 1l/24h.

Mặt khác, tuỳ theo nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp mà triệu chứng suy thận cấp lâm sàng có thể khác nhau ở từng bệnh nhân:

  • Suy thận cấp do nguyên nhân trước thận: Bệnh nhân thường thấy xuất hiện các triệu chứng mất nước như hạ huyết áp tư thế, tụt huyết áp, mạch nhanh; niêm mạc khô, da khô, độ chun giãn da giảm, tĩnh mạch cổ xẹp; số lượng nước tiểu giảm dần.
Triệu chứng suy thận cấp là tụt huyết áp

Tụt huyết áp là triệu chứng suy thận cấp

  • Suy thận cấp do nguyên nhân tại thận: Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng suy thận cấp như nước tiểu có màu đỏ hoặc thẫm màu bởi tiểu ra máu trong viêm cầu thận cấp; đau vùng thắt lưng do sỏi thận, niệu quản; thiểu niệu, phù, tăng huyết áp; sốt đau cơ và ngứa, nổi ban sẩn sau dùng thuốc…
  • Suy thận cấp thể hoại tử ống thận cấp: Đây là bệnh thuộc nhóm suy thận cấp tại thận nhưng có thể được tách thành một thể lâm sàng riêng biệt với các triệu chứng suy thận cấp thường thấy là dấu hiệu tác nghẽn đường niệu mang biểu hiện: có cơn đau quặn thận hoặc đau hố lưng, đau tại các điểm niệu quản; thận to do ứ nước, ứ mủ; có triệu chứng khác ở bàng quang như đau tức vùng bàng quang, tiểu rắt, tiểu buốt; thiểu niệu hoặc vô niệu rõ rệt; thăm khám trực tràng có thể thấy tuyến tiền liệt phì đại đi kèm với các rối loạn tiểu tiện từ trước đó.

  – Triệu chứng suy thận cấp cận lâm sàng

Tất cả các trường hợp suy thận cấp đều thấy creatinin và urê máu tăng lên mỗi ngày hoặc có thể tăng rất nhanh chỉ trong vài giờ. Thêm vào đó, lượng kali máu cũng sẽ tăng dần nếu như suy thận cấp không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Bệnh nhân xuất hiện tình trạng thiếu máu do mất máu hoặc tan máu ồ ạt trong lòng mạch.

Các triệu chứng suy thận cấp khác cũng có thể xuất hiện như: tăng phospho máu, giảm calci hoặc đôi khi tăng calci máu, nhiễm toan chuyển hóa với dấu hiệu giảm dự trữ kiềm và tăng khoảng trống anion…

Tại sao cần nhận biết dấu hiệu suy thận cấp?

Trong một số trường hợp, suy thận cấp tính gây ra thiệt hại lâu dài chức năng thận hoặc làm đẩy nhanh quá trình chuyển sang giai đoạn suy thận mạn. Nếu đã chuyển sang giai đoạn cuối, người mắc suy thận phải lọc máu thường xuyên để loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể hoặc cũng có thể phải ghép thận để duy trì sự sống. Như vậy, biến chứng nguy hiểm của suy thận cấp chính là thận mất khả năng hoạt động và có thể khiến người bệnh tử vong, nhất là những người trải qua suy thận cấp có vấn đề về thận trước.

Xuất phát từ nguy hiểm này, để tránh biến chứng không đáng có, người bệnh cần theo dõi và nhận biết sớm những triệu chứng suy thận cấp để kịp thời điều trị ngay từ đầu.

Tu Van Nam Khoa

Cần làm gì khi có những triệu chứng suy thận cấp?

Suy thận cấp là một hội chứng nặng nhưng có khả năng hồi phục tới 99% nên ngay khi có những triệu chứng suy thận cấp bạn cần nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa đủ uy tín để làm những xét nghiệm cần thiết để biết chính xác tình trạng bệnh. Chẩn đoán suy thận cấp chủ yếu dựa vào triệu chứng như tiểu ít, vô niệu, creatinin hoặc urê máu tăng.

Việc chữa trị suy thận cấp tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh nên có thể bệnh nhân sẽ được chuyển sang để những bác sĩ chuyên khoa tiết niệu điều trị với mục tiêu đầu tiên là xác định chính xác nguyên nhân gây suy thận, từ đó có định hướng điều trị phù hợp. Tiếp đó, bác sĩ sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nước và chất cặn bị tích lũy lại trong cơ thể để điều chỉnh quyết định phương pháp điều trị hợp lí.

Muốn phòng ngừa triệu chứng suy thận cấp, chuyên gia của phòng khám nam khoa Đông Phương khuyên bạn nên cung cấp đủ lượng nước khoảng 2 lít mỗi ngày cho cơ thể tuỳ theo mức vận động hoặc thời tiết. Thêm vào đó, bạn cần thể dục đều đặn, không tự ý dùng thuốc bừa bãi… đồng thời duy trì khám đánh giá chức năng thận định kì trong khoảng 6 tháng hoặc 1 năm để sàng lọc nguy cơ mắc suy thận cấp. Khi cần thêm thông tin về bệnh suy thận, bạn chỉ cần liên hệ trực tuyến, chuyên gia của phòng khám Đông Phương sẽ có mặt để cung cấp tới bạn những chia sẻ bổ ích.

Chúc bạn sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
x
Facebook Đường đi 0965.111.497 Đặt lịch