Suy thận ở trẻ em là điều ít ai ngờ tới tuy nhiên thực tế cho thấy rằng tỷ lệ trẻ em nhập viện vì suy thận lại có chiều hướng gia tăng. Bệnh suy thận ở trẻ em cần được phát triển sớm và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như tính mạng của trẻ.
Suy thận ở trẻ em là gì?
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận ở các mức độ khác nhau từ đó làm mất dần khả năng điều hòa sự hằng định nội môi cũng như số lượng và thành phần nước tiểu, thiếu hoặc vô niệu, ứ đọng creatinin và ure máu.
Suy thận ở trẻ em có hai cấp độ: suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Trong đó, tình trạng suy thận cấp tính có thể gặp cả ở trẻ sơ sinh nhưng có thể điều trị khỏi khi điều trị kịp thời và phù hợp. Suy thận mạn có thể gặp ở trẻ từ 8 – 10 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, phương pháp điều trị giai đoạn này là lọc máu và ghép thận.
Nguyên nhân nào gây nên suy thận ở trẻ em?
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân suy thận ở trẻ em thường không giống với người lớn. Trong số trẻ em mắc bệnh suy thận thì 40% trẻ có nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, 60% trẻ có nguyên nhân do mắc phải một số bệnh ở giai đoạn niên thiếu từ đó gây nên suy thận.
Suy thận xảy ra khi cấu trúc tế bào bên trong thận đang bị tổn thương có thể do bẩm sinh hoặc yếu tố bên ngoài tác động. Vì thế, trẻ em cũng có khả năng bị suy thận trên cả hai cấp độ: cấp tính và mạn tính.
Suy thận ở trẻ em có những dấu hiệu gì?
Do tính chất nguy hiểm của bệnh nên khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau, cha mẹ cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và kịp thời xử trí với bệnh:
Trẻ mắc suy thận nhất là suy thận cấp thường có các biểu hiện lâm sàng xảy ra đột ngột chỉ ít giờ sau khi bị tác nhân xâm nhập như: sau khi ngủ dậy mắt trẻ hơi sưng nhưng chỉ vài ngày sau thì mức độ sưng nhiều hơn và phù ra toàn cơ thể. Tình trạng sưng, phù nề nhiều nhất ở chân tay và bụng. Thêm vào đó, mức độ của phù nề ở mỗi trẻ khác nhau và những trẻ mắc suy thận do nguyên nhân tại thận thì mức độ phù nề thường nặng so với các trẻ khác. Nhiều bệnh nhân còn có thể xuất hiện bệnh não do ure máu tăng nhanh vượt quá nồng độ cho phép là 20-30mmol/l.
Bên cạnh đó, quan sát tiểu tiện của trẻ sẽ thấy số lần đi tiểu và lượng nước tiểu ít dần đi, mức độ phù nề gia tăng, trong nước tiểu thấy có máu đỏ, nước tiểu đục, đau buốt khi tiểu tiện khiến trẻ quấy khóc, khó chịu. Bệnh suy thận khiến thể tích máu tăng, huyết áp cao nên nhiều trẻ sẽ cảm thấy nhức đầu, hệ tuần hoàn quá tải, gan to, phổi phù. Khi tủy xương bị ức chế do ngộ độc một số sản phẩm oxy hóa nên tình trạng thiếu máu cũng có thể xảy ra khiến trẻ hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Ngoài những dấu hiệu này thì suy thận ở trẻ em còn khiến trẻ xanh xao, mệt mỏi, chậm tăng cân, hay đau bụng…
Những dấu hiệu lâm sàng của suy thận ở trẻ em có thể kéo dài trong một tuần hoặc vài tuần và có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ tương đối nhanh chóng. Với mỗi trẻ biểu hiện lâm sàng ít khi cùng xuất hiện và phát triển đồng thời mà có thể trước – sau, nặng – nhẹ hoặc rõ ràng hay không rõ ràng… tùy vào tác nhân gây tổn thương. Chính vì thế việc phát hiện và sớm điều trị là chìa khóa vàng để giúp trẻ sớm đẩy lùi suy thận cấp.
Cách nào để điều trị suy thận ở trẻ em?
Với phần lớn trường hợp trẻ mắc suy thận cấp nếu được điều trị kịp thời và thích hợp, trẻ có thể được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đối với những trẻ mắc suy thận mạn, phương pháp duy nhất để duy trì sự sống cho trẻ đó là chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Trong quá trình điều trị suy thận, trẻ cần được thay đổi và có một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lí với chế độ ăn giảm tối đa muối, giảm lượng đạm và hạn chế nước nếu trẻ đi tiểu ít. Việc dùng sữa trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chứ không được sự dụng như chế độ của trẻ bình thường. Mặt khác, cha mẹ cũng nên cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể và bổ sung thêm rau quả tươi.
Hiệu quả điều trị suy thận phụ thuộc rất nhiều vào việc sớm phát hiện bệnh. Điều này không những giảm bớt khó khăn, thời gian điều trị mà còn hạn chế được những biến chứng cũng như kìm hãm sự phát triển của bệnh. Bởi vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu phù, thay đổi màu sắc nước tiểu, cơ thể suy nhược nhanh chóng, tiểu đau, tiểu khó, người xanh xao hoặc gia đình có người mắc tiền sử về bệnh thận… cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám sàng lọc nhằm phát hiện và kịp thời xử trí với bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa suy thận ở trẻ em?
Như đã nói ở trên về tính chất nguy hiểm của bệnh suy thận, để giảm tỷ lệ trẻ mắc suy thận, các bậc làm cha làm mẹ nên có chế độ chăm sóc sức khỏe trẻ một cách hợp lí và khoa học bằng cách vệ sinh sạch sẽ thân thể, răng miệng, có kế hoạch phòng và sớm điều trị các nhiễm khuẩn ở họng, ở da hoặc các nhiễm khuẩn khác có thể gây tổn thương thận.
Đối với các thai phụ, trong quá trình mang thai cần thực hiện đầy đủ các kiểm tra dị tật thai nhi để sớm phát hiện các bệnh thận bẩm sinh như: hẹp khúc nối bể thận niệu quản, bệnh thận đa nang, trào ngược nước tiểu bàng quang lên niệu đạo… từ đó có biện pháp điều trị suy thận ở trẻ em từ sớm.
Phòng khám nam khoa Đông Phương với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên tận tâm – chuyên nghiệp, trang thiết bị y tế hiện đại, là một trong những địa chỉ y tế hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe của bạn, người thân và gia đình. Với phương châm hết lòng vì bệnh nhân, thời gian qua, phòng khám đã thăm khám và phát hiện sớm nhiều trường hợp mắc suy thận ở trẻ em từ đó có hướng tư vấn phù hợp cho gia đình bệnh nhân trong việc điều trị hiệu quả bệnh.
Khi cần hỗ trợ y tế hoặc có bất kì thắc mắc nào về bệnh suy thận ở trẻ em, hãy nhấc máy lên và gọi tới hotline 0965.111.497 của phòng khám Đông Phương, chuyên gia của phòng khám sẽ luôn sẵn lòng để cho bạn những tư vấn và lời khuyên hữu ích.
Chúc bạn sức khỏe dồi dào!