Xét nghiệm viêm niệu đạo là khâu có vai trò quyết định đến kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm niệu đạo. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về những xét nghiệm và cách xét nghiệm viêm niệu đạo.
Thế nào là viêm niệu đạo?
Niệu đạo là một bộ phận thuộc đường tiết niệu, có hình dạng một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo và gồm 2 phần là niệu đạo trước và niệu đạo sau. Niệu đạo trước ở nam giới trưởng thành có kích thước khoảng 12 – 13 cm gồm niệu đạo dương vật và niệu đạo hành. Niệu đạo sau gồm niệu đạo tuyến tiền liệt và niệu đạo màng đi qua vùng đáy chậu có kích thước khoảng 4,5 – 5 cm.
Niệu đạo không chỉ giữ vai trò dẫn nước tiểu ra bên ngoài mà còn dẫn tinh dịch từ túi tinh ra bên ngoài khi nam giới xuất tinh. Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở niệu đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành.
Vì sao cần xét nghiệm viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo hình thành chủ yếu do các nguyên nhân như: quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, viêm nhiễm đường tiết niệu khác biến chứng viêm niệu đạo, đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật đường tiểu…
Người bị viêm niệu đạo thường gặp phải các triệu chứng như niệu đạo sưng đỏ; chảy dịch, chảy mủ màu vàng xanh từ lỗ niệu đạo vào sáng sớm, đôi khi có máu trong nước tiểu; tiểu khó; tiểu buốt; nước tiểu đục; đôi khi đau bụng dưới hoặc đau hậu môn; dọc niệu đạo bị ngứa rát…
Do viêm niệu đạo là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản và có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nên ngoài việc thăm khám lâm sàng thì xét nghiệm viêm niệu đạo là một việc làm vô cùng cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và lấy đó làm căn cứ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Cách xét nghiệm viêm niệu đạo
Nam giới bị nghi ngờ viêm niệu đạo có thể cần phải thực hiện các cách xét nghiệm viêm niệu đạo sau đây:
- Xét nghiệm máu: Người bị bệnh viêm niệu đạo sẽ có lượng bạch cầu tăng cao hơn nhiều lần so với người bình thường nên thông qua xét nghiệm máu bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng viêm nhiễm.
- Xét nghiệm dịch niệu đạo: Một lượng dịch nhất định tiết ra từ niệu đạo sẽ được bác sĩ lấy để thực hiện xét nghiệm. Màu sắc dịch tiết cũng như vi khuẩn có chứa trong đó sẽ cho biết người bệnh có bị viêm niệu đạo không hay là mắc các bệnh viêm nhiễm khác.
- Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua màu sắc nước tiểu và tạp chất có chứa trong nước tiểu bác sĩ nam khoa sẽ có thể xác định người bệnh viêm niệu đạo hoặc các bệnh viêm nhiễm khác nếu có.
- Kiểm tra siêu vi B: Đây là cách dùng sóng siêu hanh trong quá trình ảnh hưởng tới sự hình thành hồi âm của thận để phát hiện hình dáng to – nhỏ của quả thận và sự thay đổi cấu tạo bên trong để chẩn đoán viêm niệu đạo.
Kết quả của những xét nghiệm này sẽ được bác sĩ dùng làm căn cứ để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Những trường hợp viêm niệu đạo không do Chlamydia hoặc Mycoplasma chứ không do vi khuẩn lậu hoặc tạp khuẩn mà thì việc xác định sẽ phức tạp hơn vì chúng chưa có khả năng nuôi cấy và môi trường nuôi cấy rất hiếm.
Muốn xác định chắc chắn 2 loại vi khuẩn này thì cách xét nghiệm viêm niệu đạo là thực hiện phản ứng sinh học phân tử khuếch tán dại gen PCR. Phản ứng có thể áp dụng để chấn đoán chính xác cả vi khuẩn lậu. Chi phí thực hiện hương pháp này hơi cao và chỉ một số cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ thiết bị chuyên khoa mới thực hiện được.
Về cơ bản, các cách xét nghiệm viêm niệu đạo trên đây không phải tất cả trường hợp bệnh nhân mắc căn bệnh này đều cần phải thực hiện. Công dụng của chúng là nhằm phòng ngừa, phát hiện và chẩn đoán bệnh để điều trị hiệu quả nhất, vì thế, khi có những dấu hiệu bất thường của bệnh, người bệnh nên thực hiện những xét nghiệm viêm niệu đạo này để kịp thời có hướng điều trị bệnh.
Chúc bạn ngày mới tràn sức khỏe dồi dào!