Bệnh giang mai ở nam giới được xếp vào mục bệnh xã hội nguy hiểm, có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng mặc dù gian đoạn tiến triển bệnh khá chậm và không dễ để nhận biết. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến những hiểu biết cơ bản về giang mai ở nam giới cũng như cách chữa trị căn bệnh này.
Nguyên nhân nam giới bị giang mai là gì?
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, sản sinh ra do xoắn khuẩn Treponema pallidum (gọi là xoắn khuẩn giang mai). Đa phần con đường lây nhiễm bệnh là đường tình dục.
- Do quan hệ tình dục không an toàn: Khi quan hệ với bạn tình dương tính với xoắn khuẩn giang mai thông qua tất cả những hình thức quan hệ như đường âm đạo, hậu môn và quan hệ qua đường miệng mà không được bảo vệ… bạn hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh này.
- Lây từ mẹ sang con: Căn bệnh này lây từ mẹ sang con thông qua dây rốn hoặc nước ối.
- Tiếp xúc với vết thương hở: Vi khuẩn giang mai dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và nhanh chóng đi vào huyết thanh cũng như máu. Nếu tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai bạn phải thật sự cẩn trọng và nên test giang mai tại những cơ sở uy tín.
- Lây qua đường máu: Do nhận/truyền máu từ người bệnh.
- Ôm hôn, hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng dễ lây bệnh tuy rằng con số này rất ít.
Triệu chứng, biểu hiện bệnh giang mai ở nam giới
Những triệu chứng, biểu hiện bệnh giang mai ở nam giới thể hiện thông qua từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Giang mai giai đoạn 1
Sau thời gian ủ bệnh 1 – 3 tuần nhiễm xoắn khuẩn giang mai, trên da hoặc bộ phận sinh dục của nam giới (chủ yếu là phần thân dương vật, rãnh quy đầu hoặc quy đầu và hậu môn…) xuất hiện săng giang mai. Đây chính là vết đốm viêm loét lõm, hình tròn hoặc bầu dục bán kính từ 1 – 2 cm, màu hồng tươi, , sờ vào ráp cứng, không có mủ, không đau và cũng không ngứa.
Khoảng 6 – 8 tuần sau, các săng giang mai này sẽ tự mất đi. Nhiều người cho rằng đây là tiến triển tốt nhưng kỳ thực giang mai đã chuyển sang giai đoạn thứ 2 do ngấm vào máu.
- Giang mai giai đoạn 2
Sau khi săng giang mai biến mất, ở niêm mạc và da của bệnh nhân lại xuất hiện một số nốt ban đỏ hoặc thâm tím cùng với những biểu hiện giang mai như: nổi hạch, sốt, đau đầu, cơ thể suy nhược thậm chí có thể rụng tóc và rụng lông.
- Giai đoạn tiềm ẩn
Giai đoạn này chia làm hai loại đó là: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn). Giai đoạn sớm có thể thấy tái phát các triệu chứng bệnh trong khi đó, giang mai muộn không có triệu chứng và không lây.
- Giang mai giai đoạn 3
Khoảng 15 năm sau khi nam giới bị bệnh được đánh giá là giai đoạn 3, sớm nhất là 3 năm và muộn nhất 46 năm. Lúc này, xuất hiện trên da những gôm củ giang mai (đây vốn dĩ là những u phồng trên da tương tự hạt ngô hình bầu dục, màu hồng đỏ hay thâm tím). Củ giang mai có thể tự teo hoặc lở loét, khó lành và hay để lại sẹo.
Đặc biệt, nội tạng của người bệnh sẽ bị xoắn khuẩn phá hủy, gây ra các bệnh như: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, viêm màng não… hoàn toàn có thể tử vong nếu không được điều trị đúng cách.
Bệnh giang mai ở nam giới có nguy hiểm không? Nguy hiểm ra sao?
Giang mai cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Điển hình đó là các biến chứng như:
- Tổn thương hệ thần kinh, tuỷ sống: Biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện các cơn đau bất chợt ở tay, chân và các cơ; Rối loạn phối hợp vận động của cơ thể hoặc rối loạn chức năng co thắt của bàng quang, thận…
- Tổn thương tim mạch: Biểu hiện của tổn thương tim mạch do bệnh giang mai gây ra là đau tức ngực, khó thở.
- Tổn thương ở nội tạng: Bệnh nhân có thể xuất hiện một số vấn đề nghiêm trọng ở dạ dày, trực tràng, cổ họng hoặc thanh quản.
- Tổn thương mắt: Bệnh giang mai ở nam giới rất dễ gây tổn thương dây thần kinh thị giác, đồng tử nhỏ hẹp, mất phản xạ ánh sáng.
Phương pháp điều trị giang mai hiệu quả, an toàn
Các chuyên gia của phòng khám chuyên nam khoa Đông Phương sử dụng song song phương pháp Trị liệu tây y và đông y để hỗ trợ chữa trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn đảm bảo bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể và hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
- Trị liệu tây y: Phương pháp này ứng dụng tính kháng viêm là chính, chủ yếu dành cho giang mai giai đoạn đầu với Penicillin cùng với các loại thuốc kháng sinh khác.
Kiểm tra định kì: 3 tháng đầu, mỗi tháng kiểm tra phản ứng huyết thanh. Sau đó mỗi 3 tháng kiểm tra 1 lần, tất cả 3 lần, cuối 2 năm kiểm tra lại 1 lần nữa. Cuối năm thứ nhất kiểm tra dịch tủy não. Nếu phản ứng huyết thanh là âm tính, không có triệu chứng, tức là bệnh đã khỏi.
- Trị liệu đông y:
Trị liệu chủ yếu là xua tà khí, bổ dưỡng khí. Trị liệu bệnh này, nên bằng thuốc kháng sinh, hỗ trợ thêm thuốc đông y, thuốc kháng sinh chủ yếu là Penicillin, đủ liều, dùng liên tục, chưa chắc đã hết bệnh. Thuốc đông y ngoài tác dụng hỗ trợ, có thể nâng cao miễn dịch, trị liệu hiệu quả.
Lời khuyên: Bệnh giang mai ở nam giới vô cùng nguy hiểm, có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Vì thế, càng sớm điều trị đồng nghĩa với khả năng khỏi bệnh càng cao.
Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng chat với bác sĩ của Phòng khám nam khoa Đông Phương qua khung tư vấn hiển thị trên website hoặc qua hotline 0965.111.497 để được hỗ trợ miễn phí.
Chúc bạn ngày mới tràn sức khỏe dồi dào!