x
Tìm kiếm [x]

Suy thận và tăng huyết áp có liên quan gì đến nhau?

Suy thận và tăng huyết áp có mối liên hệ nhân quả với nhau. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy tăng huyết áp có thể gây suy thận và suy thận cũng có khả năng gây nên biến chứng là tăng huyết áp.

Mối liên hệ giữa suy thận và tăng huyết áp

Thống kê y tế cho thấy 30% bệnh nhân mắc suy thận có nguyên do từ việc tăng huyết áp bởi khi huyết áp tăng khiến sức cản ngoại vi tăng, co mạch, máu cung cấp cho thận và các cơ quan khác suy giảm khiến cho bộ lọc cầu thận bị phá hủy và thận không không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Điều này khiến nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều hơn làm huyết áp lại càng tăng cao hơn và gây nên suy thận mạn.

Mặt khác, tăng huyết áp cũng là một trong những biến chứng xảy ra nếu mắc suy thận. Thận có chức năng giúp huyết áp ổn định. Nếu thận bị tổn thương thì khả năng điều hòa huyết áp này sẽ suy giảm và hệ lụy là huyết áp tăng cao. Càng kéo dài tình trạng này, bệnh suy thận càng trở nên nặng hơn. Trong trường hợp này, mục đích điều trị là kiểm soát huyết áp trong mức cho phép; giảm nguy cơ tim mạch; ngăn chặn thận bị tổn thương nặng hơn… Muốn như vậy, bạn cần tuân thủ phác đồ trị liệu của bác sĩ điều trị và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí kết hợp với dùng thuốc trị tăng huyết áp do bác sĩ chỉ định.

Bởi sự liên quan như đã nói đến ở trên nên muốn tránh suy thận cần phải kiểm soát được huyết áp và cần điều trị tốt suy thận để hạn chế tình trạng huyết áp tăng.

Những dấu hiệu cho thấy biến chứng suy thận do tăng huyết áp

Bởi suy thận và tăng huyết áp liên quan tới nhau nên khi tăng huyết áp biến chứng gây suy thận thì người bệnh sẽ có các dấu hiệu:

  • Bệnh nhân mắc suy thận do tăng huyết áp thường không liên quan đến huyết áp tâm trương bằng huyết áp tâm thu.
  • Người bệnh bị mệt mỏi, xanh xao, sưng phù, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, tiểu nhiều lần… Thường thì những dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi chức năng thận chỉ còn lại 1/10.
Người bệnh bị suy thận và tăng huyết áp luôn cảm thấy bị mệt mỏi chán ăn

Người bệnh bị suy thận và tăng huyết áp luôn cảm thấy bị mệt mỏi chán ăn

  • Cách đánh giá tổn thương thận trên người tăng huyết áp chủ yếu là dựa trên xét nghiệm vì suy thận do tăng huyết áp được thể hiện qua 3 dạng là tiểu protein, tiểu albumin vi thể và suy thận.
  • Người bị tăng huyết áp do phì đại tiền liệt tuyến lành tính hoặc do bàng quang bị giảm thể tích thường có chứng tiểu đêm. Nước tiểu giảm khả năng cô đặc có thể là dấu hiệu sớm cho thấy suy thận.

Những ai có nguy cơ bị suy thận và tăng huyết áp?

Những người bị huyết áp cao đều có nguy cơ phát triển bệnh suy thận. Mặt khác, người bị tiểu đường cũng có nguy cơ mắc suy thận, nếu tiểu đường đi kèm vấn đề về huyết áp thì khả năng mắc bệnh càng cao. Vì thế, kiểm soát huyết áp là việc rất cần đối với những người mắc tiểu đường nếu muốn giảm biến chứng của bệnh suy thận.

Cách ngăn chặn tăng huyết áp và điều trị suy thận để kìm hãm việc tăng huyết áp

Nếu bạn bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị suy thận là tương đối cao. Vì thế bạn nên khám sức khỏe định kì để làm thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận và tổn thương của các cơ quan khác trong cơ thể. Những xét nghiệm cần làm:

  • Xét nghiệm creatinine máu nhằm đánh giá mức lọc máu cầu thận. Qua xét nghiệm này có thể biết chức năng thận của bạn như thế nào. Trong trường hợp mức lọc máu cầu thận quá thấp tức là chức năng thận đã bị tổn thương. Điều này đồng nghĩa với thận không còn khả năng loại bỏ các chất thải độc hại và nước dư thừa trong máu nữa.
  • Xét nghiệm có protein trong nước tiểu không bởi khi xuất hiện yếu tố này thì chứng tỏ thận đã bị tổn thương. Nếu lượng protein càng cao thì mức độ tổn thương của thận càng nặng.
Xét nghiệm protein trong nước tiểu là 1 xét nghiệm cần thiết

Xét nghiệm protein trong nước tiểu là 1 xét nghiệm cần thiết

Ngoài 2 xét nghiệm này, nếu đang mắc suy thận bạn còn cần siêu âm để kiểm tra sự bất thường về cấu trúc, kích cỡ hay sự tắc nghẽn của thận; xét nghiệm lipid và glucose trong máu; điện tâm đồ kiểm tra chức năng tim; kiểm tra số khối cơ thể thông qua cân nặng và chiều cao.

Trong trường hợp được chẩn đoán tăng huyết áp, ngoài điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân còn cần tự đo huyết áp tại nhà và ghi vào sổ để theo dõi huyết áp, tuân thủ thời gian khám định kì để đánh giá chức năng thận.

Thêm vào đó, bạn cũng cần đo lượng kali trong máu. Nếu bị suy thận thì lượng kali trong máu có thể tăng cao và gây nguy hiểm tới tim.

Tu Van Nam Khoa

Nếu bị cả suy thận và tăng huyết áp cần điều trị thế nào?

Khi mắc đồng thời suy thận và tăng huyết áp, bệnh nhân cần được kiểm soát huyết áp dưới mức 130/80mmHg, có biện pháp điều trị ngăn chặn mức độ tổn thương thêm ở thận và nguy cơ suy tim ảnh hưởng đến tính mạng. Muốn vậy bạn cần tuân theo đúng phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra. Bạn cũng nên áp dụng chế độ ăn kiêng kết hợp cùng lối sống khoa học khi điều trị bệnh. Khi bệnh đang ở cấp độ 1 thì bạn nên bổ sung rau, trái cây, sữa, bơ vào chế độ ăn hàng ngày nhưng nếu chuyển sang cấp độ 2, 3 thì cần hạn chế muối dưới 2.400mg mỗi ngày, giảm cholesterol và chất béo vì chúng khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn không được tự ý bỏ thuốc và cần theo dõi huyết áp cẩn thận để tránh tình trạng huyết áp tăng gây hại cho tính mạng của chính mình.

Khi đã hiểu được mối liên quan giữa suy thận và tăng huyết áp, hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố này để giảm thiểu được sự ảnh hưởng của nó tới sức khỏe. Nếu có thêm bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với các chuyên gia của phòng khám nam khoa Đông Phương để được giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn lòng để mang đến những lời khuyên bổ ích cho sức khỏe của bạn.

Chúc bạn sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
x
Facebook Đường đi 0965.111.497 Đặt lịch