x
Tìm kiếm [x]

Suy thận mạn ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Suy thận mạn ở trẻ em là giai đoạn kế tiếp của suy thận cấp khiến chức năng thận ngày càng suy giảm và không thể hồi phục. Đây là căn bệnh âm thầm nhưng có sức tấn công nguy hiểm vô cùng bởi nó chính là kẻ giết người thầm lặng.

Nguyên nhân gây nên suy thận mạn ở trẻ em

Chuyên gia cho rằng suy thận mạn ở trẻ em phát triển từ từ và âm ỉ nên phần lớn trường hợp mắc bệnh không được phát hiện sớm và đến khi bệnh ở giai đoạn khá muộn người bệnh mới được nhập viện điều trị.

Có nhiều nguyên nhân gây suy thận mạn ở trẻ em trong đó viêm cầu thận là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất đặc biệt là trường hợp viêm cầu thận nhiễm khuẩn. Thông qua nghiên cứu thực tế từ nước ta cho thấy căn bệnh này rất dễ gặp ở trẻ em sau viêm họng hoặc viêm da bởi vì có 5 – 10% bệnh nhi sẽ tiếp tục tiến triển mạn tính và gây suy thận sau 10 năm đã bị viêm cầu thận cấp. Trong số các bệnh nhân suy thận thì có 80% trẻ bị viêm cầu thận cấp xảy ra sau viêm da do liên cầu khuẩn hay viêm họng, những trường hợp còn lại là do các vi khuẩn khác gây nên.

Nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao thứ hai phải kể đến viêm bể thận hoặc viêm thận kẽ. Với trường hợp này thì nguyên nhân gây suy thận mãn ở trẻ em bị tắc nghẽn đường dẫn niệu chiếm 6,2% chủ yếu do hẹp khúc nối bể thận – niệu quản bẩm sinh. Muốn phát hiện bệnh thì chỉ có thể thông qua siêu âm thận.

Cuối cùng, nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn ở trẻ em là do bệnh thận bẩm sinh như: trào ngược bàng quang niệu quản, thiếu sản thận, bàng quang thần kinh…

Ngoài những nguyên nhân chính đã được nói đến thì suy thận mạn ở trẻ em còn có thể do hội chứng thận hư kháng thuốc, viêm thận lupus.

Triệu chứng suy thận mạn ở trẻ em

Triệu chứng suy thận mạn ở trẻ em

Những triệu chứng suy thận mạn ở trẻ em

  • Triệu chứng toàn thân của suy thận mạn ở trẻ em

Phần lớn trường hợp trẻ em suy thận mạn có sức khỏe ngày càng suy sụp, da xanh, thiếu máu kéo dài khiến niêm mạc nhợt nhạt, cơ chân cơ tay teo nhão, tóc thưa và dễ rụng, da khô và có nhiều vết xước do bệnh nhân ngứa và gãi,…

  • Triệu chứng thiếu máu của suy thận mãn ở trẻ em

Đây là một triệu chứng khá phổ biến nhưng không điển hình. Mức độ thiếu máu còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có tỷ lệ thiếu máu 100%, dù thiếu máu không phải là dấu hiệu khác biệt. Nguyên nhân bệnh sinh do thiếu máu là bởi trẻ thiếu erythropoietin, tủy xương bị ức chế và hồng cầu giảm.

Trẻ bị thiếu máu nên cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, khả năng tư duy và tập trung bị suy giảm, dễ quên… Khi tình trạng thiếu máu kéo dài thì trẻ sẽ cảm thấy khó thở, thiếu oxy mãn tính, ngột ngạt, tăng lưu lượng tim gây suy tim. Không những thế, số lượng tiểu cầu và hoạt hoạt động của nó giảm gây rối loạn đông máu và xuất huyết do giảm tiểu cầu.

  • Triệu chứng tim mạch của suy thận mạn ở trẻ em

Trong số các triệu chứng tim mạch thì tăng huyết áp được xem là biến chứng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ 90 – 95% trẻ bị suy thận. Các trường hợp này đều có huyết áp vượt ngưỡng 140/90 mmHg, điều này gây nên tổn thương đáy mắt, đột quỵ não.

Bên cạnh đó, giai đoạn cuối suy thận mãn ở trẻ em còn có dấu hiệu viêm màng ngoài tim vô khuẩn do tác động của việc tăng urê trong máu hoặc cũng có thể là viêm ngoài màng tim nhiễm khuẩn. Viêm ngoài màng tim thường có các biểu hiện như đau âm ỉ không thành cơn ở vùng trước tim, khó thở, ngột ngạt. Nếu viêm ngoài màng tim khô hoặc xuất tiết sẽ gây nên hiện tượng tràn dịch và tràn máu ở màng ngoài tim.

Triệu chứng đáng chú ý nữa là suy tim. Điều này thường xảy ra với những bệnh nhân đã xuất hiện hội chứng tăng urê máu mãn tính và nó gây ra hệ lụy rối loạn chuyển hóa trong tế bào cơ tim cũng như thiếu hụt năng lượng, ứ nước nội bào… làm giảm khả năng co bóp ở cơ tim. Khi trẻ suy tim do tăng huyết áp thì khả năng tưới máu của tim kém đi, sức co bóp và trương lực cơ tim ngày càng giảm, tim mất khả năng cấp máu đúng nhu cầu của cơ thể, nguy kịch nhất nó có thể gây phù phổi, hen tim, đe dọa sự sống. Trường hợp suy tim do thiếu máu khiến tim phải tăng cường hoạt động nhằm đảm bảo oxy cho cơ thể nên dần dần tần số hoạt động của tim tăng, khối lượng máu lưu hành cũng tăng, tim phải làm việc quá tải nên ngày một suy yếu.

Thêm vào đó, trẻ suy thận do viêm màng ngoài tim thường thấy khó thở nhất là buổi đêm. Tình trạng khó thở tăng dần theo mức độ suy tim và có thể phù phổi cấp tính khiến trẻ khó thở dữ dội nên tím tái, ho ra bọt hồng, ra nhiều mồ hôi. Những trẻ bị rối loạn nhịp tim thường thấy khó chịu, bứt rứt, vật vã, cáu gắt, kêu rên do tăng kali máu.

  • Triệu chứng tiêu hóa của suy thận mãn ở trẻ em

Nếu trẻ đang ở giai đoạn đầu của suy thận mạn thì các dấu hiệu thường thấy là chán ăn, không biết đói, hay sôi bụng. Mặt khác, ở giai đoạn cuối suy thận mạn, trẻ nôn mửa nhiều, triền miên, nôn khan hoặc nôn mật xanh mật vàng, sử dụng thuốc cầm nôn không có tác dụng, mệt lả… Theo dõi thường xuyên sẽ thấy trẻ đi lỏng 5 – 6 lần/ ngày kèm theo đau quặn bụng. Nếu hệ thống tiêu hóa bị viêm loét, trẻ sẽ xuất hiện chảy máu chân răng, viêm niêm mạc miệng, khô môi, nứt môi, tuyến nước bọt ở mang tai sưng to, đau sau xương ức, nuốt vướng nghẹn, đầy bụng. Ngoài ra trẻ còn tăng tiết dịch tiêu hóa, dạ dày, tụy, mật…

Trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa, trẻ sẽ nôn ra máu, phân đen và có mùi khắm, thiếu máu đột ngột, hôn mê.

  • Triệu chứng hô hấp của suy thận mạn ở trẻ em

Nếu trẻ bị viêm mạng phổi sẽ xuất hiện tình trạng đau ngực đồng thời có tiếng cọ màng phổi, tràn dịch phổi, tràn máu phổi… Khi bị rơi vào tình trạng thiếu oxi mãn tính, trẻ sẽ liên tục cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt, ngừng hô hấp đột ngột…

  • Triệu chứng tâm – thần kinh của suy thận mạn ở trẻ em

Dấu hiệu tiêu biểu có thể kể đến sự suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy, mức độ tập trung kém, tâm thần rối loạn, hay nói lảm nhảm, ngủ ngáy, thở chậm và sâu, cắu gắt vô cớ… lâu dần sẽ co giật, hơi thở khai, không tự chủ đại tiện và tiểu tiện, đồng tử co nhỏ, liệt chi, trụy mạch.

Cần kiểm tra khi thấy trẻ hay cáu gắt vô cớ

Cần kiểm tra khi thấy trẻ hay cáu gắt vô cớ

  • Triệu chứng rối loạn, đông máu của suy thận mạn ở trẻ em

Thường xuyên có hiện tượng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc miệng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng, xuất huyết võng mạc, xuất huyết não,.. là biểu hiện về máu ở suy thận mãn.

  • Triệu chứng xương khớp và nội tiết của suy thận mạn ở trẻ em

Cụ thể ở đây có thể nói đến tình trạng viêm khớp, gãy xương thứ phát, vôi hóa gân cơ quanh khớp, đau nhức xương…

Nói chung các triệu chứng suy thận mãn ở trẻ em khá phong phú nên khi chẩn đoán cần phải dựa vào sự giảm mức lọc cầu thận và tăng creatinin.

Biện pháp điều trị suy thận mạn ở trẻ em

Thường thì biện pháp chủ yếu được dùng trong điều trị suy thận mạn ở trẻ em là chạy thận hoặc cấy ghép thận. Khả năng cấy ghép thận tương đối khó khăn bởi không luôn luôn sẵn có thận để cấy ghép. Chính vì thế nhiều trẻ em phải chấp nhận chạy thận để duy trì sức khỏe cho đến khi có thận tương thích và ghép.

  • Điều trị suy thận mãn ở trẻ em bằng phương pháp lọc máu

Để lọc máu thông qua khoang màng bụng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp thẩm phân phúc mạc bằng cách thông qua một ống mềm đưa hỗn hợp khoáng chất và đường đã được hòa tan trong nước (hay còn gọi là dung dịch thẩm phân) vào bụng trẻ. Chất thải và nước dư thừa sẽ được dẫn từ bụng ra ống mềm này. Tiếp đó, khoang bụng lại được làm đầy lần nữa với dung dịch thẩm phân và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc chu kỳ. Quá trình làm trống và bơm lại khoang bụng bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc này thường kéo dài 30 – 40 phút và có thể tiến hành tại nhà.

  • Điều trị suy thận mạn ở trẻ em bằng phương pháp chạy thận nhân tạo

Với phương pháp này, người bệnh sẽ được lọc máu bằng máy thẩm tách. Công dụng của việc làm này là kiểm soát huyết áp, giữ cân bằng lượng kali, natri, bicarbonate và canxi. Khi sử dụng máu thẩm tách, máu sẽ đi từ cơ thể thông qua các ống và tới máy để lọc nước và chất thải dư thừa. Tiếp đó, thông qua một tập hợp các ống, máu được lọc sạch và trở lại cơ thể trẻ. Quá trình này được kết hợp với một máy theo dõi lưu lượng máu và thải chất thải để đảm bảo kết quả lọc.

Thường thì quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra 3 tuần/lần nhưng cũng có thể nhiều hơn tùy theo mức độ bệnh của trẻ. Mỗi đợt chạy thận nhân tạo thường kéo dài 3 – 4 giờ.

Tu Van Nam Khoa

Muốn chạy thận nhân tạo, trước lần điều trị đầu tiên vài tháng, bác sĩ sẽ phải tạo một đường vào mạch máu của trẻ. Bên cạnh đó, khi chạy thận trẻ có thể gặp tác dụng phụ như bị chuột rút cơ bắp và buồn nôn do huyết áp giảm đột ngột nhưng những triệu chứng này sẽ được điều trj rất đơn giản nên nếu có tác dụng phụ bạn hãy thông báo với bác sĩ điều trị.

  • Điều trị suy thận mãn ở trẻ em bằng phương pháp ghép thận

Việc cấy ghép thận sẽ diễn ra khi có thận tương thích với cơ thể của trẻ. Sau khi cấy ghép, trẻ vẫn cần uống thuốc mỗi ngày đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được kiểm tra định kì để chắc chắn rằng quả thận mới được cơ thể chấp nhận có thể đảm nhận được chức năng của nó.

Qua những chia sẻ trên đây hy vọng cha mẹ đã hiểu hơn về bệnh suy thận mạn ở trẻ em từ đó sớm phát hiện để có phương hướng xử trí kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ. Nếu có bất kì băn khoăn nào về bệnh suy thận mạn ở trẻ em, bạn hãy gọi tới hotline 0965.111.497 hoặc tư vấn trực tuyến, chuyên gia của phòng khám nam khoa Đông Phương sẽ có mặt để gửi tới bạn những giải đáp và lời khuyên bổ ích.

Chúc bạn sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
x
Facebook Đường đi 0965.111.497 Đặt lịch